Sinh con một bề sẽ được hỗ trợ mua BHYT, miễn giảm học phí

GD&TĐ - Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 01/2021 hướng dẫn 1 số nội dung chính sách khen thưởng thực hiện tốt công tác dân số. Đáng chú ý, gia đình sinh 2 con một bề sẽ được miễn/giảm học phí, hỗ trợ mua BHYT học sinh.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 01/2021/TT-BYT hướng dẫn một số nội dung để địa phương ban hành chính sách khen thưởng, hỗ trợ đối với tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác dân số. Theo đó, Thông tư 01/2021/TT-BYT có hiệu lực từ 10/3/2021.

Nhằm khuyến khích kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, tại điều 4 Thông tư 01/2021/TT-BYT quy định, xã đạt 100% thôn đã có nội dung về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh trong hương ước, quy ước được đề xuất Ủy ban nhân dân cấp huyện khen thưởng một lần kèm theo hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật.

Trường hợp, đối với cá nhân, căn cứ mục tiêu chính sách dân số và thực tiễn, để kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, địa phương lựa chọn, quyết định một số nội dung cụ thể để khuyến khích, hỗ trợ cho cặp vợ chồng sinh 2 (hai) con một bề cam kết không sinh thêm con như: Tôn vinh, biểu dương việc nuôi con khỏe, dạy con ngoan, con học giỏi, thành đạt; miễn, giảm học phí, hỗ trợ mua bảo hiểm y tế học sinh; hỗ trợ sữa học đường và các nội dung, hình thức phù hợp khác.

Ngoài ra, thông tư 01/2021/TT-BYT có thêm chính sách tư vấn, tầm soát các bệnh, dị tật bẩm sinh trong sàng lọc trước sinh và sơ sinh cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội,... góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Các trường hợp phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội; sống tại vùng nhiễm chất độc dioxin, vùng núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn được hỗ trợ thực hiện tầm soát trước sinh (sàng lọc trước sinh), tầm soát sơ sinh (sàng lọc sơ sinh) và hỗ trợ bằng tiền (nếu có).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.