Chiến tranh bên vô lăng
Hacker này đã lôi kéo các mục tiêu Shadowcrew vào một phiên trò chuyện. Lúc 9 giờ tối, các đặc vụ bắt đầu ra tay. Đến nửa đêm hôm đó, 28 người ở tám tiểu bang và sáu quốc gia đã bị bắt giữ. Cuối cùng, mười chín người đã bị truy tố. Đây là đợt truy quét tội phạm mạng thành công nhất mà chính phủ Mỹ đã thực hiện.
Gonzalez vẫn nhớ về cuộc chống lại Shadowcrew, với sự căng thẳng về trí tuệ trong việc bóc trần lớp vỏ bọc và tìm ra danh tính của tội phạm.
Tuy nhiên, hacker này vẫn có mặc cảm “tội lỗi” vì đã giúp đỡ nhà chức trách truy lùng các “đồng nghiệp”. Trong một bức thư, Gonzalez từng trần tình: “Lòng trung thành của tôi luôn hướng đến cộng đồng hacker mũ đen”.
Những người bị chính phủ bắt giữ với sự giúp đỡ của Gonzalez lại ít quan tâm đến sự khác biệt này. Một thành viên Shadowcrew thỉnh thoảng rửa tiền cho Gonzalez cho biết: Shadow
Shadowcrew không phải là một diễn đàn côn đồ. Người này đã phải ngồi tù hai năm sau Chiến dịch Tường lửa. Người này buộc tội Gonzalez: “Anh ta là một kẻ hèn nhát đã phản bội tất cả chúng tôi, và tôi cho rằng nếu bạn tin vào nghiệp chướng thì cuối cùng anh ta sẽ phải nhận được những gì đáng phải nhận”.
Trước khi bị bắt, ở vai trò cao cấp hơn, Gonzalez đã thực sự rất tử tế với người này tại Shadowcrew. Theo công tố viên liên bang tại New Jersey, Scott Christie, người đã làm việc với Gonzalez trong Chiến dịch Tường lửa thuật lại rằng dựa trên sự trao đổi của họ khi Gonzalez được tuyển dụng làm người cung cấp thông tin, Gonzalez dường như ít quan tâm đến tiền hơn là việc xây dựng Shadowcrew.
Nói cách khác, nhân vật này đã trả lại cho các thành viên sự giúp đỡ về chuyên môn cũng như lợi ích cá nhân. Không giống như các tội phạm mạng khác, anh ta không phải là người kiếm tiền; thậm chí một số người đã ví anh ta là một giám đốc điều hành xuất sắc.
Có thể nói, nước Mỹ có hai loại nhà lãnh đạo kinh doanh thành công, mạnh mẽ, như Bill Gates và Steve Jobs - những người tinh vi nhất trong số các kỹ thuật viên và lập trình viên điện tử; và những người như C.E.O. của AT & T hay
General Electric - những người cực kỳ giỏi trong khu vực của họ nhưng cũng biết khi nào nên tìm đến những người khác để có chuyên môn và cách xây dựng các tổ chức hùng mạnh bằng cách sử dụng những tổ chức mạnh mẽ đó. Gonzalez phù hợp với thể loại thứ hai.
Sau này, khi Gonzalez trở lại Miami sau Chiến dịch Tường lửa vào cuối năm 2004, anh ta đã khám phá lỗ hổng của các mạng không dây của công ty. Giống như bảo mật dữ liệu đã từng là vấn đề khiến nhiều doanh điêu đứng thời những năm 1990, tạo cơ hội cho Shadowcrew, nhiều công ty đã không đề phòng khi họ háo hức sử dụng wifi vào đầu những năm 2000.
Gonzalez đặc biệt bị thu hút bởi khả năng của một kỹ thuật được gọi là “chiến tranh bên vô lăng”, nghĩa là tin tặc sẽ ngồi trong xe hơi hoặc xe tải trong bãi đậu xe của các cửa hàng lớn với máy tính xách tay và ăng-ten radio công suất cao và đào xới các mạng wifi dễ bị tấn công.
Những kẻ thạo nghề có thể vào một máy chủ đa quốc gia hàng tỷ đô la trong vài phút.