Sau thanh tra, con trai giám đốc sở về vị trí cũ

Sau khi Bộ Nội vụ vào cuộc, ông Phạm Văn Tỏ - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương - đã ký quyết định điều chuyển con trai là Phạm Văn Kháng về Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi huyện Bình Giang, thay vì đặc cách làm Phó phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở LTB&XH) trước đó.

Sự việc xảy ra tại Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương.
Sự việc xảy ra tại Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương.

Trước đó, ngày 3/2/2016, ông Phạm Văn Tỏ đã ký Quyết định số 02/QĐ-SNV, điều chuyển con trai mình là ông Phạm Văn Kháng về công tác tại Phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở LTB&XH) từ ngày 15/2/2016.

Ngày 15/2/2016, Sở LĐTB&XH tỉnh Hải Dương có Quyết định số 308 về việc tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ đối với ông Phạm Văn Kháng vào vị trí Phó trưởng Phòng Việc làm - An toàn lao động, thời hạn giữ chức vụ 5 năm (15/2/2016 - 15/2/2021).

Được biết, trước khi được bổ nhiệm, ông Kháng là Phó giám đốc Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi huyện Bình Giang (Cty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Hải Dương).

Điều đáng nói, ông Phạm Văn Tỏ đã ký quyết định điều chuyển, bổ nhiệm cán bộ cấp phòng cho con trai - ông Phạm Văn Kháng mà không qua thi tuyển công chức.

Khi Bộ Nội vụ vào cuộc thanh tra, con trai ông Tỏ tự nguyện nộp đơn xin thôi giữ chức. Trước kết luận của Thanh tra Bộ Nội vụ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đã ra quyết định kiểm tra các dấu hiệu sai phạm để đưa ra hình thức kỷ luật phù hợp đối với ông Phạm Văn Tỏ.

Nguồn tin của Tiền Phong cho biết, hiện ông Phạm Văn Tỏ đã ký quyết định điều chuyển con trai mình là ông Phạm Văn Kháng về vị trí cũ là Phó giám đốc Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi huyện Bình Giang.

Theo Tiền Phong

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chủ trang trại Zhou Zhiwei cho biết, nghề buôn bán chenpi từng bị coi là một ngành lạc hậu. Ảnh: Maggie Hiufu Wong/CNN

Ở nơi 'vàng' mọc trên cây

GD&TĐ - Bề ngoài, Tân Hội chỉ là một quận buồn tẻ tại thành phố Giang Môn (Quảng Đông, Trung Quốc).

Lớp học của Trường Phổ thông liên cấp Phenikaa. Ảnh: NTCC

Lan tỏa hiệu quả mô hình song ngữ

GD&TĐ - Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam có thể rút ra bài học để xây dựng hệ thống học liệu điện tử song ngữ và môn học khác bằng tiếng Anh.