Sau khi xuất hiện rầm rộ, FaceApp làm “lão hóa” thu được bao nhiêu tiền?

GD&TĐ - Bất chấp những cảnh báo từ các quan chức Mỹ về việc dùng ứng dụng của Nga, phần mềm chỉnh sửa ảnh tự sướng FaceApp đã kiếm được 1 triệu USD chỉ trong 10 ngày – hãng tin Forbes cho biết.

Hình ảnh TT Trump sau khi qua bộ lọc của FaceApp
Hình ảnh TT Trump sau khi qua bộ lọc của FaceApp

Phần mềm FaceApp  sử dụng trí tuệ nhân tạo do công ty Wireless Lab của Nga sản xuất đã lan truyền trên mạng vào tuần trước sau khoảng 3 năm tồn tại.

Sau khi cư dân mạng, bao gồm những người nổi tiếng, bắt đầu chia sẻ những hình ảnh của họ bị “lão hóa” bằng FaceApp, nghị sĩ Mỹ Chuck Schumer đã kêu gọi một cuộc điều tra chính thức của FBI vào phần mềm này vì lo ngại những nguy cơ về an ninh và tính riêng tư.

Khi dẫn lời nhà cung cấp dữ liệu thị trường toàn cầu App Annie, Forbes cho biết trào lưu sử dụng FaceApp đã mang lại một khoản tiền không nhỏ cho công ty. Những con số của công ty này cho biết từ 9/7 tới 19/7, phần mềm này đã thu được 1 triệu USD (gần 10% tổng doanh thu của nó) và được tải xuống 6,5 triệu lần.

Mặc dù những người dùng Apple tải FaceApp ít hơn một nửa so với người dùng Android (2 triệu so với 4,5 triệu), nhưng họ vẫn đóng góp phần lớn vào doanh thu mới nhất của công ty.

Những bộ lọc trong phần mềm thực tế là miễn phí, tuy nhiên người dùng được yêu cầu phải trả tiền để loại bỏ quảng cáo và một hình mờ trên bức ảnh, đồng thời có thể truy cập vào các bộ lọc bổ sung.

Người sáng lập công ty tạo ra phần mềm trên, ông Yaroslav Goncharov, từ chối bình luận về thông tin mà Forbes đưa ra.

Tuần trước, các nhà phát triển phần mềm này đã trả lời những mối lo ngại về quyền riêng tư, theo đó họ đảm bảo hầu hết các hoạt động chỉnh sửa ảnh đều được xử lý qua Cloud và nó không có quyền truy cập vào bất kỳ dữ liệu nào có thể nhận dạng một người. Tuyên bố của công ty nói thêm rằng họ không bán hoặc chia sẻ bất kỳ dữ liệu người dùng nào với bất kỳ bên thứ 3 nào hoặc chuyển dữ liệu người dùng sang Nga.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.