Sáng tạo, thay đổi ngoạn mục thi hát dân ca trong trường học

GD&TĐ - Sau 3 ngày diễn ra, Hội thi Hát dân ca trong trường học lần thứ V tỉnh Nghệ An đã lựa chọn các tiết mục xuất sắc, cá nhân triển vọng để trao giải.

Ban tổ chức trao giải Nhất toàn đoàn Hội thi hát dân ca trong trường học tỉnh Nghệ An cho 2 đơn vị huyện Nam Đàn và Con Cuông. Ảnh: Hồ Lài.
Ban tổ chức trao giải Nhất toàn đoàn Hội thi hát dân ca trong trường học tỉnh Nghệ An cho 2 đơn vị huyện Nam Đàn và Con Cuông. Ảnh: Hồ Lài.

Tối 29/5, UBND tỉnh đã tổ chức lễ bế mạc và trao giải Hội thi “Hát Dân ca trong trường học” tỉnh Nghệ An, lần thứ V - năm 2023.

Nhiều tiết mục quan tâm đến vấn đề nóng của giáo dục

Theo đánh giá của Ban tổ chức, sau 3 ngày triển khai, Hội thi “Hát dân ca trong trường học” đã đạt mục tiêu cả về tiến độ thời gian và chất lượng chuyên môn, theo đúng yêu cầu và thể lệ đã đề ra.

"Con đường Bác đi" của TP Vinh là một trong những tiết mục xuất sắc được công diễn tại Bế mạc hội thi Hát dân ca trong trường học tỉnh Nghệ An lần thứ V. Ảnh: Hồ Lài.

"Con đường Bác đi" của TP Vinh là một trong những tiết mục xuất sắc được công diễn tại Bế mạc hội thi Hát dân ca trong trường học tỉnh Nghệ An lần thứ V. Ảnh: Hồ Lài.

Hội thi là sân chơi bổ ích, là nơi các thầy, cô giáo, các em học sinh được giao lưu học hỏi, tiếp tục duy trì phong trào học và hát dân ca trong các trường học, phát hiện và bồi dưỡng các tài năng hát dân ca cho quê hương, đất nước. Từ đó, giúp mỗi học sinh càng yêu Tổ quốc mình hơn, yêu tha thiết những khúc hát dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh.

NSND Trịnh Thị Hồng Lựu - Trưởng ban giám khảo ghi nhận những thay đổi ngoạn mục, sáng tạo của các đơn vị tham gia hội thi hát dân ca trong trường học tỉnh Nghệ An năm 2023. Ảnh: Hồ Lài.

NSND Trịnh Thị Hồng Lựu - Trưởng ban giám khảo ghi nhận những thay đổi ngoạn mục, sáng tạo của các đơn vị tham gia hội thi hát dân ca trong trường học tỉnh Nghệ An năm 2023. Ảnh: Hồ Lài.

Đặc biệt, Hội thi năm nay ngoài các tiết mục ca ngợi quê hương, đất nước, truyền thống văn hóa dân tộc, thể hiện lòng biết ơn ơn cha mẹ, thầy cô, mái trường thì còn đề cập đến thực trạng, vấn đề nóng, thời sự của giáo dục. Cụ thể, nỗi lo về nạn hút thuốc lá điện tử trong học sinh (huyện Thanh Chương); tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết (huyện Tương Dương); về việc phòng chống đuối nước (huyện Hưng Nguyên, Đô Lương); về xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp (huyện Nam Đàn)…

Tiết mục "Nỗi niềm lá diêu bông" của đơn vị huyện Tương Dương nói về tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết trong học sinh các trường vùng cao Nghệ An. Ảnh: Hồ Lài.

Tiết mục "Nỗi niềm lá diêu bông" của đơn vị huyện Tương Dương nói về tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết trong học sinh các trường vùng cao Nghệ An. Ảnh: Hồ Lài.

Qua lời ca tiếng hát, qua những hoạt cảnh sinh động, các đội thi đã tái hiện hình ảnh của sự vất vả, hy sinh bám trường, bám lớp của các thầy cô giáo. Đó là hình ảnh ảnh thầy cô đang giảng dạy ở các trường vùng cao, miền núi của đội thi Quỳ Châu. Hình ảnh những gia đình vùng chài khó khăn ngày đêm bám biển để con em được đến trường của đội thi huyện Diễn Châu…

Phát biểu tại lễ bế mạc, NSND Trịnh Thị Hồng Lựu - Quyền giám đốc Trung tâm Nghệ thuật truyền thống, Phó Ban tổ chức, Trưởng ban Giám khảo hội thi cũng ghi nhận những đổi mới sáng tạo của hội thi năm nay. Các đội thi đem đến nhiều tiết mục phong phú về đề tài, đa dạng về cách dàn dựng.

Tiết mục "Cá gỗ đi thi" của huyện Yên Thành tái hiện lại cảnh sĩ tử lên kinh ứng thí với lời dặn dò giữ gìn những phẩm chất của người Nghệ. Ảnh: Hồ Lài.
Tiết mục "Cá gỗ đi thi" của huyện Yên Thành tái hiện lại cảnh sĩ tử lên kinh ứng thí với lời dặn dò giữ gìn những phẩm chất của người Nghệ. Ảnh: Hồ Lài.

Nhiều chương trình được đầu tư viết bài và dàn dựng công phu, có chủ đề xuyên suốt; sự tiếp nối của các tiết mục không rườm rà, ngắt quãng; đặc biệt là sự tiếp thu về âm nhạc dân tộc (hòa âm, phối khí kĩ càng); sự phối hợp giữa dân ca các dân tộc thiểu số với dân ca Ví Giặm rất nhuần nhuyễn.

Hoạt cảnh với điệu múa truyền thống "Đu đu điềng điềng" đặc trưng của đồng bào dân tộc Thổ tại Nghệ An. Ảnh: Hồ Lài.
Hoạt cảnh với điệu múa truyền thống "Đu đu điềng điềng" đặc trưng của đồng bào dân tộc Thổ tại Nghệ An. Ảnh: Hồ Lài.

Tiếp tục đưa dân ca vào trường học cả quy mô, chất lượng

Theo trưởng ban giám khảo, hội thi vẫn còn một số hạn chế, nhược điểm. Đặc trưng của Hội thi hát dân ca này là “trong trường học”, tuy nhiên một số đội thi chưa tập trung làm nổi bật chủ đề này. Một số đơn vị không có sự đầu tư cho chương trình như chưa có sự sáng tạo, đang còn lắp ghép những tiết mục có sẵn, đã cũ, không đầu tư cho phần hòa âm, phối khí.

Tiết mục Lời Bác sáng lòng ta của huyện Nam Đàn là 1 trong 10 tiết mục đạt giải A tại hội thi. Ảnh: Hồ Lài.

Tiết mục Lời Bác sáng lòng ta của huyện Nam Đàn là 1 trong 10 tiết mục đạt giải A tại hội thi. Ảnh: Hồ Lài.

Ở trang phục, tuy đã được tập huấn, nhưng vẫn còn một vài đơn vị khăn vấn đầu, trang phục kim sa, kim tuyến sặc sỡ... không phù hợp với độ tuổi học trò và ngữ cảnh cuộc sống hiện nay.

Ngoài ra, vẫn có một số đơn vị không phân biệt được giữa làn điệu cải biên, phát triển với ca khúc phát triển nên dùng ca khúc vào cuộc thi… nên chưa phát huy được năng lực của các thành viên. Ngược lại, có đơn vị mặc dù đầu tư công phu, ý tưởng sáng tạo nhưng lại thiếu hạt nhân dân ca tiêu biểu để thể hiện.

Ban tổ chức trao giải triển vọng cho 15 học sinh thể hiện xuất sắc tại Hội thi hát dân ca trong trường học tỉnh Nghệ An. Ảnh: Hồ Lài.

Ban tổ chức trao giải triển vọng cho 15 học sinh thể hiện xuất sắc tại Hội thi hát dân ca trong trường học tỉnh Nghệ An. Ảnh: Hồ Lài.

Trên cơ sở những kết quả đạt được, Ban tổ chức cũng đề nghị sau hội thi này các phòng giáo dục và đào tạo, các trường THPT, các trung tâm Giáo dục thường xuyên, Giáo dục nghề nghiệp cần tăng cường chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc các cấp học tiếp tục đưa dân ca vào trường học cả về quy mô và chất lượng.

Đồng thời, tổ chức nhiều hoạt động phong phú như dạy hát dân ca, giao lưu hát dân ca, đưa dân ca vào các trò chơi dân gian, câu lạc bộ, mời nghệ sỹ nói chuyện chuyên đề về dân ca... nhằm làm cho phong trào hát dân ca trong trường học ngày càng phát triển.

Ban tổ chức trao 10 giải A cho các tiết mục xuất sắc nhất tại hội thi. Ảnh: Hồ Lài.

Ban tổ chức trao 10 giải A cho các tiết mục xuất sắc nhất tại hội thi. Ảnh: Hồ Lài.

Kết thúc hội thi, về cá nhân, Ban tổ chức đã trao thưởng cho 15 học sinh đạt giải triển vọng. Bên cạnh đó tặng 10 giải A, 15 giải B, 20 giải C cho các tiết mục tiêu biểu nhất.

Về tập thể, Ban tổ chức trao 11 giải tập thể xuất sắc cho các đơn vị gồm: 2 giải Nhất toàn đoàn thuộc về huyện Con Cuông và huyện Nam Đàn; 3 giải Nhì toàn đoàn gồm thành phố Vinh, Thanh Chương, Yên Thành; 6 giải Ba toàn đoàn thuộc về các đơn vị huyện Diễn Châu, Hưng Nguyên, Quỳ Châu, Tân Kỳ, Quỳ Hợp và thị xã Hoàng Mai.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ