Sáng nay, đường sắt Cát Linh - Hà Đông chính thức vận hành

GD&TĐ - Sáng nay (6/11), Bộ Giao thông Vận tải đã chính thức bàn giao dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông cho TP Hà Nội. Dự án được đưa vào vận hành ngay sau đó.

Sáng 6/11, đường sắt Cát Linh - Hà Đông chính thức đi vào vận hành sau thời gian dài "lỗi hẹn".
Sáng 6/11, đường sắt Cát Linh - Hà Đông chính thức đi vào vận hành sau thời gian dài "lỗi hẹn".

Sáng nay, tại ga Cát Linh đã diễn ra buổi lễ bàn giao dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông, đưa vào vận hành và khai thác thương mại. Tham dự buổi lễ có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, các đơn vị liên quan.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, để đảm bảo việc vận hành khai thác dự án an toàn, hiệu quả, Bộ sẽ tiếp tục yêu cầu Ban quản lý dự án đường sắt tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo Tổng thầu EPC phối hợp với Công ty Metro Hà Nội khẩn trương hoàn thiện các công việc còn lại và thực hiện bảo hành, bảo trì dự án theo quy định.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhấn mạnh, cam kết tiếp tục phối hợp chặt chẽ với TP Hà Nội trong giai đoạn vận hành khai thác tại dự án này cũng như việc triển khai các dự án đường sắt đô thị khác trên địa bàn.

Ga Cát Linh nơi diễn ra lễ bàn giao dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

Ga Cát Linh nơi diễn ra lễ bàn giao dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng và lãnh đạo TP Hà Nội có mặt tại nhà ga Cát Linh từ rất sớm để kiểm tra, nghe giới thiệu về quy trình bán vé, quầy vé kiểm tra vé đối với hành khách.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng và lãnh đạo TP Hà Nội có mặt tại nhà ga Cát Linh từ rất sớm để kiểm tra, nghe giới thiệu về quy trình bán vé, quầy vé kiểm tra vé đối với hành khách.

Sau 13 năm, 10 lần lỡ hẹn và qua 5 đời Bộ trưởng, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam cũng như của Hà Nội chính thức đưa vào vận hành.

Sau 13 năm, 10 lần lỡ hẹn và qua 5 đời Bộ trưởng, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam cũng như của Hà Nội chính thức đưa vào vận hành. 

Sáng nay, đường sắt Cát Linh - Hà Đông chính thức vận hành ảnh 4
Lễ ký kết bàn giao đường sắt Cát Linh - Hà Đông giữa Bộ Giao thông vận tải và UBND TP Hà Nội.

Lễ ký kết bàn giao đường sắt Cát Linh - Hà Đông giữa Bộ Giao thông vận tải và UBND TP Hà Nội.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông phát biểu tại buổi lễ.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông phát biểu tại buổi lễ.

Ông Vũ Hồng Phương, Giám đốc Ban quản lý đường sắt Bộ Giao thông vận tải báo cáo về việc xây dựng dự án. Theo ông Phương, đây là 1 trong 8 tuyến đường sắt đô thị xuyên tâm và vành đai kết nối đô thị trung tâm Hà Nội với các đô thị vệ tinh.

Ông Vũ Hồng Phương, Giám đốc Ban quản lý đường sắt Bộ Giao thông vận tải báo cáo về việc xây dựng dự án. Theo ông Phương, đây là 1 trong 8 tuyến đường sắt đô thị xuyên tâm và vành đai kết nối đô thị trung tâm Hà Nội với các đô thị vệ tinh.

Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường sắt đôi, khổ 1435mm, tốc độ tối đa 80km/h, tốc độ khai thác 35km/h. Thời gian chạy tàu từ Cát Linh đến Hà Nội là 23,63 phút. Tàu có sức chứa tối đa 960 người. Lưu lượng vận chuyển tối đa đạt 1,02 triệu người/ngày.

Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường sắt đôi, khổ 1435mm, tốc độ tối đa 80km/h, tốc độ khai thác 35km/h. Thời gian chạy tàu từ Cát Linh đến Hà Nội là 23,63 phút. Tàu có sức chứa tối đa 960 người. Lưu lượng vận chuyển tối đa đạt 1,02 triệu người/ngày.

Thời gian chạy tàu từ Cát Linh đến Hà Nội là 23,63 phút. Tàu có sức chứa tối đa 960 người. Lưu lượng vận chuyển tối đa đạt 1,02 triệu người/ngày.

Thời gian chạy tàu từ Cát Linh đến Hà Nội là 23,63 phút. Tàu có sức chứa tối đa 960 người. Lưu lượng vận chuyển tối đa đạt 1,02 triệu người/ngày.

Theo kế hoạch, từ 9h sáng nay, Hanoi Metro tổ chức vận hành các đoàn tàu để chở người dân lên trải nghiệm toàn tuyến. Được biết, trong 15 ngày đầu, tàu Cát Linh - Hà Đông chở khách miễn phí.

Đơn vị cũng đã chuẩn bị hơn 200 nghìn vé 0 đồng (thẻ từ cứng) để phát cho hành khách trải nghiệm tàu trong 15 ngày đầu vận hành.

Để thực hiện trải nghiệm, hành khách lên tầng 2 của 12 ga trên dọc tuyến, lấy thẻ từ ở quầy vé để vận hành hệ thống kiểm soát, như mở cửa kiểm soát ra vào, cửa lên tàu, khai báo thông tin điện tử. Sau khi kết thúc hành trình, hành khách trả lại vé này cho đơn vị vận hành ở cửa ra.

Trước đó, tại cuộc họp báo cung cấp thông tin về kế hoạch bàn giao, khai thác vận hành giai đoạn đầu tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) ngày 4/11, ông Vũ Hồng Trường - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị Hà Nội (Metro) Hà Nội thông tin, thực hiện khuyến cáo của đơn vị tư vấn Pháp ACT, Metro Hà Nội đã tiến hành diễn tập với 63 tình huống có thể xảy ra trong quá trình khai thác, thay vì 10 tình huống như trước kia.

Bên cạnh đó, phía công ty đã bổ sung 82 nhân sự, trong đó 44 nhân viên an toàn ke ga và 38 nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu. Dự kiến giai đoạn một năm đầu đưa vào khai thác sẽ chia làm 2 kỳ, 6 tháng đầu sau khi tiếp nhận và 6 tháng tiếp theo.

Trong 6 tháng đầu, sẽ vận hành làm sao vừa phù hợp với thông lệ chung vừa phù hợp với mức độ sử dụng dịch vụ của người dân; điều hành linh hoạt căn cứ vào thực tiễn. Giai đoạn này sẽ vận hành 6 đoàn tàu, giờ mở tuyến 5h30’, đóng tuyến vào 22h, tuần đầu dự kiến vận hành đều đặn 15 phút/chuyến, tuần trở đi là 10 phút/chuyến.

Giai đoạn 6 tháng sau, sẽ vận hành 9 đoàn tàu, giờ mở tuyến là 5h30’ và kết thúc lúc 22h30’, tuần suất thời điểm bình thường là 10 phút/chuyến, giờ cao điểm 6 phút/chuyến.

Về giá vé của tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông được TP. Hà Nội xây dựng trên cơ sở khuyến khích người dân sử dụng vận tải khách công cộng, có trợ giá, có bảo hiểm, đặc biệt đối tượng được ưu tiên miễn phí xe buýt sẽ được ưu tiên sử dụng tuyến đường sắt đô thị này.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông là công trình đường sắt đô thị thí điểm đầu tiên được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt tại Quyết định số 3136/QĐ BGTVT ngày 15/10/2008 (phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 513/QĐ-BGTVT ngày 23/2/2016), bằng nguồn vốn vay của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Tổng chiều dài chính tuyến 13,05 km, toàn bộ đi trên cao (điểm đầu là ga Cát Linh, điểm cuối là ga Yên Nghĩa, có 12 nhà ga trên cao) và khu Depot tại Phú Lương - quận Hà Đông; gồm 13 đoàn tàu.

Tổng mức đầu tư ban đầu của Dự án được phê duyệt tại Quyết định số 3136/QĐ-BGTVT ngày 15/10/2008 là 8.769,9 tỉ đồng (tương đương 552,86 triệu USD). Tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 513/QĐ-BGTVT ngày 23/2/2016 và số 1511/QĐ-BGTVT ngày 25/5/2017 là 18.001,5 tỉ đồng (tương đương 868,04 triệu USD), tăng 9.231,632 tỉ đồng (tương đương 315,18 triệu USD) so với tổng mức đầu tư được duyệt ban đầu. Dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng trong nước. Trong đó, phần vốn vay của Trung Quốc: 13,867,1 tỉ đồng (tương đương 669,62 triệu USD).

Từ năm 2008 đến tháng 8/2014, Dự án do Cục Đường sắt Việt Nam làm Chủ đầu tư. Từ tháng 8/2014 đến nay, Dự án do Bộ Giao thông Vận tải làm Chủ đầu tư. Ban quản lý dự án Đường sắt làm đại diện Chủ đầu tư. Đơn vị thi công là Công ty Hữu hạn tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc (Tổng thầu EPC).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.
Minh họa/INT

Khai mở động lực tăng trưởng mới

GD&TĐ - Về tổng thể, kết thúc quý I/2024, kinh tế Việt Nam được đánh giá là có nhiều điểm sáng nhưng thực tế, các doanh nghiệp vẫn đang gặp khá nhiều khó khăn.