Sân Mỹ Đình xin kinh phí ‘khủng’ trùng tu mặt sân

GD&TĐ - Lãnh đạo Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình đang có kế hoạch xin ngành thể thao cấp kinh phí để trùng tu mặt cỏ.

Sân Mỹ Đình dự kiến cần 10 tỷ để cải tạo mặt sân và các hạng mục.
Sân Mỹ Đình dự kiến cần 10 tỷ để cải tạo mặt sân và các hạng mục.

Sau khi sân Mỹ Đình bị chỉ trích thậm tệ tại AFF Cup 2022 vì mặt cỏ không đảm bảo chất lượng, phía Ban lãnh đạo khu liên hợp thể thao Mỹ Đình đang lên kế hoạch cải tạo mặt sân cho các giải đấu quốc tế trong năm 2023.

Theo một vị lãnh đạo Khu liên hợp thể thao quốc gia, nền đất của sân Mỹ Đình lâu rồi không được cải tạo một cách triệt để nên nếu có giải bóng đá thì mặt sân vẫn không đảm bảo tốt nhất.

Do đó, phương án tối ưu là loại bỏ hoàn toàn lớp đất cũ và thay bằng lớp đất mới. Để có được một mặt sân đủ tiêu chuẩn, Ban quản lý Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình đề xuất kế hoạch đầu tư khoảng 10 - 12 tỉ đồng. Trong đó số tiền dành cho việc làm lại mặt cỏ mới, nền đất mới khoảng hơn 2 tỉ đồng. Còn lại là hệ thống tưới nước, bởi hệ thống này đã hỏng từ lâu và ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc mặt sân Mỹ Đình.

Tại SEA Games 31, Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình là một trong bốn địa điểm được ngân sách trung ương rót tiền sửa chữa, nâng cấp quy mô lớn để phục vụ sự kiện này.

408 tỷ đồng đã được Nhà nước cấp để sửa chữa, nâng cấp và mua mới trang thiết bị, trong đó trọng tâm là sân Mỹ Đình. Tuy nhiên, chỉ sau vài tháng, mọi thứ dường như lại trở về như cũ.

Khu vực cống thoát nước, đường hầm, cảnh quan xung quanh sân và đặc biệt là khu nhà vệ sinh đều trong tình trạng rất tệ. Thậm chí, ngay cả phòng VIP cũng có tình trạng bị nứt, dột nước.

Riêng mặt cỏ sân Mỹ Đình luôn là đề tài nóng trong mỗi trận đấu trên sân nhà của tuyển Việt Nam. Do không được chăm sóc kỹ lưỡng, mặt cỏ trở nên xơ xác, ngả màu vàng úa và có nhiều chỗ đất bị lún và nhận rất nhiều lời chê trong thời gian qua.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trao quà Tết cho học sinh nghèo ở Trường PTDTBT THCS Trung Lý (Mường Lát, Thanh Hóa).

Không để học sinh nào mất Tết

GD&TĐ - Chuẩn bị Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, giáo viên nhiều trường học vùng khó ở Thanh Hóa lại ngược xuôi lo Tết cho học trò.

Đường lên bản Kim mây mù giăng kín. Ảnh: Hồng Nhung.

Vùng biên mùa hoa nở

GD&TĐ - Những chiếc lá cuối Đông lác đác nằm nghiêng mình dưới gốc bàng.