Samurai và những bí ẩn về chiến binh Nhật Bản

Samurai là một đại diện tiêu biểu cho tầng lớp võ sĩ đạo ở Nhật Bản, là những chiến binh với những kĩ thuật hoàn hảo.

Samurai và những bí ẩn về chiến binh Nhật Bản

Samurai là một đại diện tiêu biểu cho tầng lớp võ sĩ đạo ở Nhật Bản, là những chiến binh với những kĩ thuật hoàn hảo. Nhưng điều làm lên tên tuổi cho các samurai chính là lòng trung thành tuyệt đối và luôn đặt danh dự của mình lên hàng đầu. Họ quyết không để đánh mất danh dự của chính mình cho dù có phải đối mặt với cái chết. Hiện nay, các chiến binh samurai vẫn thu hút rất nhiều người quan tâm và đã được tái dựng lại rất nhiều trên các trò chơi, đặc biệt là phim ảnh. Dưới đây là một số bí ẩn về các samurai – chiến binh vĩnh cửu với thời gian.

1. Một Samurai chân chính

Khoảng giữa thế kỉ thứ chín, khái niệm Bushido ( võ sĩ đạo ) bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Bushido được hiểu là một triết lí sống, một tư tưởng chủ đạo mà mỗi samurai đều phải tuân theo. Ban đầu, tư tưởng Bushido chỉ áp dụng cho tầng lớp chiến binh thông thường nhưng sau cùng nó đã gần như trở thành một bộ luật được áp dụng rộng rãi trong thời kì phong kiến ở Nhật Bản. Bushido bao gồm bảy đức tính chính hướng đến các cách ứng xử trong cuộc sống của các võ sĩ đạo, có cả những luật bất thành văn. Là một samurai chân chính có nghĩa là họ luôn phải đặt Bushido lên hàng đầu, luôn đứng về phía công bằng và công lý, sẵn sàng đón nhận cái chết để giữ gìn danh dự cho mình . Bên cạnh đó, họ còn phải tuyệt đối trung thành với chủ nhân và luôn hoàn thành nhiệm vụ bất kể có xảy ra chuyện gì đi chăng nữa. Đó là những nguyên tắc cơ bản mà một võ sĩ đạo luôn phải ghi nhớ và tuân theo. Chính điều này đã giúp giữ gìn hình ảnh và tạo nên tên tuổi cho các samurai Nhật Bản hàng trăm năm nay.

Trong thực tế, một số khía cạnh của tư tưởng Bushido có thể có những mâu thuẫn với nhau. Samurai được coi là cánh tay phải đắc lực của các lãnh chúa thời phong kiến, họ có thể được giao bất kì nhiệm vụ nào, cho dù điều đó là trái với luân lí và bất hợp pháp. Điều này khá mâu thuẫn với tư tưởng Bushido – luôn đứng về phía công bằng. Nhưng cũng cần phải nhớ rằng khái niệm công lý giữa những năm của thế kỉ thứ 9 khác xa với khái niệm công lý của thời hiện đại.

2. Seppuku – Mổ bụng tự sát

Danh dự là thứ quý giá nhất của một samurai chân chính. Nếu thất bại một nhiệm vụ nào đó hoặc vi phạm vào tư tưởng Bushido họ sẽ tự sát. Thông thường, các võ sĩ đạo sử dụng phương pháp Seppuku. Họ cầm một con dao nhỏ và tự cắt ruột của mình. Sau đó, một người đứng cạnh sẽ chém đầu họ để kết thúc nghi thức Seppuku.

Seppuku tồn tại trước cả Bushido. Theo sự miêu tả của các nước phương Tây, đây là một hình thức, nghi lễ để các samurai có thể chuộc tội. Khi làm một cái gì đó khiến cho gia đình, chủ nhân, bản thân cảm thấy xấu hổ, họ sẽ mổ bụng tự sát để lấy lại danh dự của mình và tự hào về nó trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời.

Tuy nhiên, đó không phải mục đích duy nhất của Seppuku. Theo những tài liệu lịch sử, nó là một hình phạt tử hình được sử dụng cho đến tận năm 1873. Trước đó, các lãnh chúa còn sử dụng Seppuku để thỏa thuận hòa bình. Họ sẽ chấp nhận ngưng chiến nếu người kia chịu mổ bụng tự sát. Ngoài ra,còn có quan điểm cho rằng, việc các samurai bị người khác giết là một nỗi tủi nhục lớn. Họ thà mổ bụng tự sát chứ quyết không để bị bắt và tra tấn. Trong thời hiện đại, nghi thức Seppuku lại nổi lên ở Nhật Bản , như một cách để khôi phục lại danh dự khi thất bại và được sử dụng như một phương tiện thể hiện sự chống đối.

3. Katana Catch - Bắt kiếm Nhật bằng tay không

Một trong những kĩ thuật nổi bật nhất của các samurai là khả năng bắt được kiếm bằng tay không. Họ sẽ cản thanh kiếm của đối phương bằng cách vỗ tay vào đúng thời điểm và lưỡi kiếm sẽ nằm gọn trong lòng bàn tay họ. Đây thực sự là một kĩ thuật rất khó và độ rủi ro cao đòi hỏi người sử dụng phải có kĩ năng rất điêu luyện. Nó còn được thảo luận trong một thời gian dài về việc liệu thực sự các samurai có sử dụng kĩ năng này trong chiến đấu hay không. Tính hiệu quả của nó thì miễn bàn nhưng độ thực tế thì chưa ai xác thực điều này.

Trong võ thuật, cũng có một số kĩ thuật dùng tay không đối phó khi đối thủ dùng kiếm để tấn công. Nhưng kĩ thuật này của các chiến binh samurai thì khác hoàn toàn. Thực tế, các thanh katana ( kiếm Nhật )bén tới nỗi có thể cắt đứt xương, vì vậy việc bắt gọn lưỡi kiếm trong lòng bàn tay gần như là không thể.

Hiện nay, một số trường dạy kiếm thuật có những kĩ thuật tương tự như của samurai. Nó đòi hỏi người luyện tập phải di chuyển nhanh và nắm chính xác vào phần thấp nhất của lưỡi kiếm hoặc tay người tấn công và lấy kiếm của họ.

4. Ronin chân chính

Ronin là một khái niệm để chỉ những samurai đã mất chủ hoặc bị chủ nhân từ bỏ. Họ bị các samurai khác ruồng bỏ và không thể tìm được chủ nhân mới. Vì vậy, trong trường hợp chủ nhân của họ bị chết, thường các samurai này sẽ dùng seppuku để tự sát và theo chủ nhân xuống mồ. Tuy nhiên, vẫn có những người không muốn làm điều này và họ trở thành những Ronin.

Những Ronin này vẫn tiếp tục sống và làm những công việc như vệ sĩ hoặc lính đánh thuê nhưng luôn tuân theo tư tưởng Bushido. Nhưng trải qua nhiều biến động cộng với việc bị những người cùng tầng lớp xa lánh, ruồng bỏ, không còn gì ràng buộc họ với triết lí sống đó và trở thành những con người tự do trong xã hội phong kiến.

Nhiều Ronin đã sa vào những con đường phạm tội như bảo kê nhà thổ, cờ bạc, giết thuê.. Một số người cho rằng họ đã trở thành những trụ cột trong các băng nhóm tội phạm, gần đây là việc băng nhóm Yakuza tiền thân là một nhóm các Ronin này.

5. Quần rộng – Lợi thế của các Samurai ?

Trang phục của các Samurai thường có dạng :

Kiểu quần này được gọi là hakama, được thiết kế có vẻ hơi cồng kềnh, khá dày và bên cạnh đó cũng có nhiều kiểu quần khác nhau thiết kế cho những dịp khác nhau. Nhưng chúng đều có một điểm chung đó là : rất dài.

Việc mặc những kiểu quần dài như thế này trông có vẻ không thực tế cho lắm trong chiến đấu, nhưng tương truyền, các samurai mặc hakama sẽ che dấu được những bước di chuyển của mình. Từ đó, đối thủ sẽ không đoán được ý đồ tấn công và cách di chuyển bất ngờ sẽ đem lại lợi thế cho họ. Tuy nhiên, nó có vẻ không hiệu quả lắm khi mặc đồ này trong những cuộc chiến.

Các bước di chuyển là điều thành công của các kiếm sĩ cũng như võ sĩ đạo. Nhưng việc mặc những chiếc quần dài như vậy có vẻ khá vướng víu. Miyamoto Musashi, người được coi là một trong những kiếm sĩ giỏi nhất trong lịch sử, đã từng thừa nhận việc này trong cuốn sách của ông : Book of Five Ring.

Theo Tấm gương

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.