Sai lầm của người lớn ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc của trẻ

Sai lầm của người lớn ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc của trẻ

Tuy nhiên, có 3 sai lầm cha mẹ hay mắc phải khiến con trẻ gặp khó khăn trong việc phát triển trí tuệ cảm xúc tích cực.

là năng lực nhận biết, quản lý cảm xúc của bản thân và thấu hiểu người khác, từ đó thúc đẩy sự hợp tác thuận lợi – theo Howard Gardner, chuyên gia thuộc Đại học Harvard (Hoa Kỳ). 

Nếu như trẻ có chỉ số IQ cao thường có thành tích tốt ở trường, kiếm được nhiều tiền khi lớn lên, thì những trẻ có EQ cao dễ có xu hướng trở thành những nhà lãnh đạo nhờ khả năng "đắc nhân tâm".

Những năm gần đây, việc chú trọng phát triển EQ cho trẻ trong giáo trình của các trường mẫu giáo là một điểm quan trọng được cha mẹ hiện đại cân nhắc kỹ khi chọn trường cho con. Bởi trong khi IQ phụ thuộc nhiều vào di truyền, thì EQ là chỉ số có thể bồi đắp – nhất là trong giai đoạn 0-6 tuổi. 

Tuy nhiên, có 3 sai lầm mà các bậc phụ huynh rất dễ mắc phải có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển EQ của trẻ, đó là: Hay chỉ trích và mắng nhiếc, không cho phép con có quyền thử và sai, không trở thành một người bạn thân của con.

Theo "Sinh Con, Sinh Cha", chương trình giáo dục cộng đồng dạy làm cha mẹ đang tạo nên sự lan tỏa sâu rộng, tích cực trong xã hội do Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam phối hợp với Generali Việt Nam triển khai, việc giúp con phát triển những cảm xúc tích cực, đặc biệt là trong giai đoạn "đóng dấu" từ 0-6 tuổi sẽ tạo cho trẻ một nền tảng tốt nhất để phát triển hết tiềm năng của trẻ.

Đây là giai đoạn mà não bộ trẻ có tốc độ tiếp thu học hỏi nhanh gấp trăm lần so với các giai đoạn sau đó, và mọi tương tác với bố mẹ đều sẽ được tiếp nạp và đóng dấu lại trong tiềm thức, định hình tính cách và con người của trẻ sau này.

Chỉ trích và mắng nhiếc

"Con hư quá!", "Sao con bướng thế nhỉ!", "Con trai gì mà nhát như cáy!"… là câu cửa miệng của nhiều bậc cha mẹ. Cha mẹ thường không nhận thức được những lời chỉ trích này không những tổn thương tinh thần trẻ mà còn khiến con "tự kỷ ám thị", tin rằng mình là đứa trẻ hư, bướng bỉnh, nhút nhát, và từ đó càng hành xử đúng với những cái "mác" mà cha mẹ gán cho. 

Sức mạnh của ngôn từ đối với tiềm thức trẻ nhỏ cũng như người lớn là vô cùng lớn. Chúng ta sẽ trở thành đúng những gì chúng ta tin và niềm tin đó được tiêm nhiễm cho chúng ta từ chính những lời nói của những người xung quanh.

Đại học Binghamton (New York, Hoa Kỳ) đã chỉ ra: những đứa trẻ hay bị chỉ trích sẽ có khuynh hướng ít chú ý đến biểu cảm gương mặt. Điều này sẽ khiến trẻ gặp khó khăn khi đọc cảm xúc của người đối diện, một trong những khả năng quan trọng của việc phát triển EQ.

Thường xuyên tiếp xúc với người cha, người mẹ giận dữ, dễ dàng to tiếng, nặng lời chỉ trích tăng tỉ lệ trầm cảm ở trẻ.

Tiến sĩ Jeffrey Bernstein – Tác giả cuốn sách "10 ngày giáo dục trẻ khác biệt" cho rằng: Giáo dục thành công nhất của cha mẹ là bảo vệ lòng tự trọng của con. Và không có cách nào hủy hoại lòng tự trọng của trẻ nhanh hơn sự chỉ trích. 

Lòng tự trọng sẽ khiến trẻ tự giác học hành, cư xử đúng mực và tự lập. Khi lòng tự trọng của trẻ bị tổn hại, sẽ rất khó để khiến trẻ hiểu tầm quan trọng của những phẩm chất trên.

Lời khuyên của "Sinh Con, Sinh Cha" cùng nhiều chuyên gia là cha mẹ nên kiểm soát tốt cảm xúc của mình để hạn chế việc chỉ trích, mắng nhiếc con khi tức giận. 

Cha mẹ nên dừng lại ở việc gọi tên lỗi lầm của trẻ, giải thích cho trẻ tại sao và nên làm thế nào khác đi thay vì "quy chụp" nhân cách của con là hư, bướng, nhát...

Không cho con quyền được thử và sai

Cũng trong tiểu phẩm thứ 3 của series "Sinh Con, Sinh Cha" này, nhiều cha mẹ dễ dàng bắt gặp chính mình trong hình ảnh ông bố tay cầm điện thoại miệng càu nhàu "ngăn cản" con trai chơi trò trượt patin khiến đứa trẻ từ đang rất háo hức trở nên tự ti và cuối cùng là quyết định bỏ cuộc.

Hãy để con vấp ngã và giúp con đứng lên, cho phép con sai và sửa sẽ giúp con tự tin và thành công hơn sau này.
Hãy để con vấp ngã và giúp con đứng lên, cho phép con sai và sửa sẽ giúp con tự tin và thành công hơn sau này.

Trong cuộc sống hằng ngày, cha mẹ hãy để con thử, để con tự làm khi con muốn leo lên xe, tự xịt vòi tắm, đánh răng, hay đơn giản là tự soạn quần áo cho mình... thay vì làm hộ con cho nhanh hoặc sợ con làm hỏng mà nhanh chóng tước đi quyền được thử và học kỹ năng, kiến thức mới của con trẻ. 

Trên thực tế, để trẻ mắc sai lầm khi làm việc nhà là cách ít rủi ro nhất nhưng lại hiệu quả nhất để trẻ tự tin và phát triển tiềm năng.

Hãy dùng yêu thương để giúp trẻ đứng lên sau những vấp ngã, nhận ra bài học từ lỗi lầm để tiến bộ và trưởng thành hơn mỗi ngày.

Không làm bạn với con

Dân gian có câu "Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông" để nói về sự hình thành vai trò của cha mẹ, ông bà sau khi con cháu chào đời, con được 3 tuổi thì cha mẹ cũng có 3 năm kinh nghiệm "làm cha mẹ". Từ đó, cha mẹ sẽ thấy việc đồng hành, làm bạn với con là hành trình trưởng thành của cả đôi bên.

Thực tế, "làm bạn với con" là biết lắng nghe, dành thời gian trò chuyện, tâm sự, có chung vài sở thích hoặc đơn giản là biết giữ bí mật để con tin tưởng chia sẻ. 

Khi cha mẹ trở thành những người bạn thân của con thì một loạt những vấn đề tiêu cực về cảm xúc, hành vi của trẻ cũng sẽ theo đó được giải quyết ví dụ như những vấn đề về hay ăn vạ, mè nheo, không hợp tác...

Theo Daniel Goleman - cha đẻ của các nghiên cứu về EQ, biết cách làm bạn cùng con là cha mẹ đã nắm trong tay chìa khóa để phát triển tốt nhất chỉ số EQ của trẻ.

TheoTrí thức trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ