“S-300 của Nga ở Mỹ” nhằm chuẩn bị cho hoạt động quân sự ở Venezuela?

GD&TĐ - Những bức ảnh vệ tinh thể hiện hệ thống phòng thủ S-300PT do Liên Xô sản xuất có mặt tại một địa điểm quân sự Mỹ đã xuất hiện trên mạng và gây ra nhiều đồn đoán.

Hệ thống phòng không S-300 trong một cuộc diễu binh quân sự
Hệ thống phòng không S-300 trong một cuộc diễu binh quân sự

Những suy đoán bắt đầu được đưa ra sau khi một hình ảnh được cho là 2 bệ phóng 5P85PT nằm trên xe kéo và hệ thống kiểm soát hỏa lực 30N6 được một blogger đam mê quân sự đăng lên mạng. Đây là các phần không thể thiếu của hệ thống tên lửa đất đối không S-300PT.

Trong bài đăng gốc của mình ngày 1/5, blogger trên không cung cấp bất kỳ chi tiết nào về địa điểm trừ một thông tin mơ hồ: “đâu đó ở Mỹ”.

Ảnh vệ tinh được cho là thể hiện S-300 ở Mỹ
Ảnh vệ tinh được cho là thể hiện S-300 ở Mỹ 

Được sản xuất tại Liên Xô năm 1975, các tổ hợp phòng không S-300 đầu tiên được đưa vào sử dụng năm 1979. Trong những năm tiếp theo, các tổ hợp này đã được chuyển sang nhiều nước, trong đó có Trung Quốc, Algeria, Venezuela, Iran, Việt Nam, Ukraine cũng như các đồng minh NATO của Mỹ như Bulgaria và Slovakia.

Thực tế các tổ hợp trên vẫn được một số nước thành viên NATO triển khai có thể là nguyên nhân khiến chúng xuất hiện trên đất Mỹ.

Theo một số nguồn tin, Mỹ đã giữ lại ít nhất một hệ thống S-300 kể từ đầu những năm 90, vốn được cho là mua lại từ Belarus trong bối cảnh hỗn loạn khi Liên Xô sụp đổ. Năm 1994, hãng tin New York Times cho rằng trưởng tình báo quân sự của  Lầu năm góc đã mua “các linh kiện” của S-300 trong một thỏa thuận bí mật để nghiên cứu hệ thống này. Các tổ hợp S-300 này được cho là không kèm theo thiết bị điện tử và radar.

Tuy chưa rõ “S-300” xuất hiện ở Mỹ trên là thật hay giả nhưng một số hãng truyền thông Nga suy đoán rằng quân đội Mỹ có thể đang tiến hành các thử nghiệm để chuẩn bị cho hoạt động quân sự tại Venezuela – nơi sử dụng những tổ hợp S-300 để phòng không.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tăng thực hành giúp học viên nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng.

Đào tạo nghề song song học văn hóa: Hướng đi mới

GD&TĐ - Trong bối cảnh nhiều sinh viên đại học tốt nghiệp vẫn loay hoay tìm việc, thì hàng trăm thanh niên dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk lại tìm được hướng đi rõ ràng từ sớm nhờ học nghề kết hợp học văn hóa.

Minh họa/INT

Vai trò của đọc hiểu

GD&TĐ - Đọc hiểu giữ vai trò trung tâm, là chiếc cầu nối giúp học sinh tiếp cận, giải mã và cảm nhận sâu sắc các giá trị tư tưởng, nghệ thuật của văn bản.