Rộn ràng chợ cá đồng mùa nước nổi

GD&TĐ - Một gò đất cao trên kênh Giuộc (xã Phú Hội, huyện An Phú, An Giang) được người dân sống nghề khai thác cá đồng và các tiểu thương chọn làm nơi họp chợ. 

Rộn ràng chợ cá đồng mùa nước nổi

Chợ nằm giữa mênh mông đồng nước, từng chiếc xuồng câu, lưới, dớn... tấp vào những chiếc ghe lớn “dâng” chiến lợi phẩm sau một đêm ra khơi...

Đến xã Phú Hội, chúng tôi theo kênh 13 chạy thẳng vào trong đồng, lúc này nước đã ngập mênh mông, bốn bề là nước. Giữa biển nước đó, một đoạn kênh Giuộc (ấp Phú Thuận, xã Phú Hội) chưa bị nước bao chiếm, các tiểu thương và cả trăm dân câu lưới khắp nơi chọn làm nơi họp chợ mỗi ngày.

Ông Nguyễn Văn Ràng - Phó ấp Phú Thuận, cho biết: Cái chợ này có hồi nào cũng chẳng ai nhớ nhưng cứ đến mùa nước nổi là tiểu thương, bà con sống nghề câu, lưới... họp chợ vào mỗi buổi sáng, từ 7 - 9 giờ sáng. Chợ buôn bán nhiều nhất là các loại cá đồng, như: cá rô, trê, lóc... nhưng nhiều nhất là cá linh.

Anh Lê Văn Hải - có hai đời theo nghề “bà cậu” - chỉ những người sống nghề câu lưới, cho biết: Nước lũ năm nay về sớm và mực nước so với cùng kỳ cũng cao hơn mọi năm từ 40 - 60cm nước. Với dân câu lưới đầu nguồn chúng tôi khi nước lớn thế này thì thất thu, bởi cá di chuyển về phía hạ nguồn... Do vậy, mỗi buổi tiền bán cá linh từ 40 luồng dớn kiếm gần 400.000 đồng/ngày.

Còn anh Đặng Văn Thu - ấp Phú Thuận, cũng hành nghề đặt dớn, cho biết: Năm nay địa phương cấm khai thác cá linh dưới 5mm, bà con đặt dớn biết được đều này nên sắm thêm dụng cụ lượt cá đúng qui định, vì mình không làm thế, cá nhỏ quá, tiểu thương không mua.

Một tiểu thương cho biết, trung bình mỗi buổi chợ thu mua các loại cá từ 1-2 tấn nhưng trong đó cá linh đã chiếm trên một tấn. Tuy nhiên theo tiểu thương này cho biết, lượng cá linh năm nay giảm hơn mọi năm, vì so với cùng kỳ mùa từ 1 - 2 tấn cá linh/ngày.

Theo ghi nhận của chúng tôi, tại chợ cá vẫn còn hiện tượng người dân đánh bắt cá linh dưới chuẩn (dưới 5mm) và điều này đồng nghĩa với việc một số tiểu thương vì “thương dân”, đánh bắt cá cả đêm nên vẫn cân cá. Do vậy, thời gian tới để qui định cấm khai thác cá linh non đạt hiểu quả cao, chính quyền địa phương tập trung tuyên truyền và kiểm tra việc mua bán các thương lái cân cá ở các chợ.

Được biết, cá linh non được các thương lái mua tại chợ với giá 35.000 đồng/kg. Sau đó, bán lại cho các thương lái khác với giá 40.000 - 60.000 đồng. Tuy nhiên, khi loại cá này về đến các chợ đầu mối thành phố lớn, như TP Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh... giá tăng lên từ 5 - 6 lần, dao động từ 200.000 - 300.000 đồng/kg.

Xung quanh thông tin cấm khai thác cá linh non, ông Trần Anh Thư - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, cho biết: Việc cấm khai thác cá linh non trước đây là cấm rồi nhưng năm nay, Sở phối hợp với các ngành chức năng, lãnh đạo các huyện, xã siết chặt lại công tác này. Về cơ bản trong khoảng thời gian từ 1/6 đến 30/8 là không được khai thác cá linh non. Tuy nhiên, nếu nước lũ về sớm, nhiều thì chúng tôi sẽ rút ngắn thời gian lại để bà con mưu sinh.

Ông Thư còn cho biết, theo cán bộ kiểm tra việc khai thác cá linh non, năm nay việc đặt đáy bắt cá giảm hẳn, nguồn cá linh non đang bán ở các chợ phần lớn là do người dân mua từ các thương lái Campuchia. Qua gần 2 tháng ngành chức năng tỉnh An Giang siết chặt việc khai thác cá linh non, đến nay chưa xử lí trường hợp nào. Riêng việc vận chuyển, bày bán cũng rất khó xử lí.

Sau đây là những hình ảnh chúng tôi ghi lại ở chợ cá đồng xã Phú Hội, huyện An Phú, An Giang:

Rộn ràng chợ cá đồng mùa nước nổi ảnh 1Rộn ràng chợ cá đồng mùa nước nổi ảnh 2Rộn ràng chợ cá đồng mùa nước nổi ảnh 3Rộn ràng chợ cá đồng mùa nước nổi ảnh 4Rộn ràng chợ cá đồng mùa nước nổi ảnh 5Rộn ràng chợ cá đồng mùa nước nổi ảnh 6Rộn ràng chợ cá đồng mùa nước nổi ảnh 7Rộn ràng chợ cá đồng mùa nước nổi ảnh 8Rộn ràng chợ cá đồng mùa nước nổi ảnh 9Rộn ràng chợ cá đồng mùa nước nổi ảnh 10Rộn ràng chợ cá đồng mùa nước nổi ảnh 11Rộn ràng chợ cá đồng mùa nước nổi ảnh 12

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.