Rợn người tập tục róc thịt người chết thời cổ đại

Dấu vết chặt nhỏ và cạo gọt hiện rõ trên xương của người dân ở quần đảo Orkney thuộc Scotland thời Đồ đá, trước khi họ được chôn lẫn trong ngôi mồ tập thể.

Rợn người tập tục róc thịt người chết thời cổ đại

Một nghiên cứu mới thông qua khám nghiệm hài cốt tìm thấy ở quần đảo Orkney thuộc Scotland kết luận dấu vết chặt nhỏ và cạo gọt là bằng chứng cho tập tục phanh thây róc thịt.

Các học giả cho rằng việc mổ xác người chết cách đây 6.000 năm nhằm xóa bỏ nhận dạng cá nhân của họ bởi theo quan niệm của người cổ đại, tổ tiên được xem như tập hợp chung, theo Pressliberal.

Ngoài ra, việc chặt xác và chôn chung còn giúp người trên đảo giảm bớt tốc độ phân hủy khác nhau của xác.

Đoạn xương tay có dấu vết cạo gọt, nhiều khả năng để róc thịt ra khỏi xương. Ảnh: Dealine News.

Đoạn xương tay có dấu vết cạo gọt, nhiều khả năng để róc thịt ra khỏi xương. Ảnh: Dealine News.

Nghiên cứu về tập tục chôn cất ở Orkney thời Đồ đá do tiến sĩ Rebecca Crozier ở Đại học Philippines tiến hành. Crozier là một chuyên gia về xương người, khảo cổ pháp y và phân tích nghĩa trang.

Quần đảo Orkney là nơi tồn tại ít nhất 72 ngôi mộ, có niên đại xa nhất là năm 4.000 trước Công nguyên.

Công trình của Crozier tập trung vào hai ngôi mộ cổ ở Quanterness và Quoyness, bao gồm phân tích kỹ hơn 12.275 mẩu xương khai quật trước đây.

Những nghiên cứu của các nhà khảo cổ học trước đó phát hiện bộ xương của người chết nằm trộn lẫn ở hai mồ chôn thay vì để nguyên vẹn. Họ kết luận những bộ xương bị hỏa thiêu hoặc chôn vùi sau khi lớp mỡ và cơ bắp phân hủy.

Một mộ chôn tập thể cổ đại trên quần đảo Orkney, Scotland. Ảnh: Deadline News.

Một mộ chôn tập thể cổ đại trên quần đảo Orkney, Scotland. Ảnh: Deadline News.

Tuy nhiên, trong nghiên cứu công bố trên Tạp chí Khoa học Khảo cổ, tiến sĩ Crozier tìm ra bằng chứng cho thấy những xác chết trương phình được đưa tới mộ, nơi người đưa tang chia nhỏ xác, róc cơ bắp và chất béo ra khỏi xương trong nghi lễ huyên náo.

Crozier sử dụng phương pháp mang tên "hệ thống phân đới" cho phép các nhà khảo cổ học tạo dựng một cơ sở dữ liệu chi tiết về những bộ hài cốt nhằm rút ra điểm giống nhau giữa dấu vết tìm thấy trên xương.

Không chỉ nhận thấy các bộ xương bị đập thành nhiều mảnh, Crozier còn phát hiện 40 trường hợp có lỗ hổng, chứng tỏ đoạn xương chịu lực đập mạnh từ vật cứng.

Trong đó, một chiếc xương bị đập hai lần với công cụ bằng đá. Crozier còn phát hiện 10 mẫu vật hằn rõ vết cắt, 19 mẫu vật có vết chặt và 3 mẫu vật có dấu vết cạo gọt. Đây là bằng chứng cho tục phanh thây xác chết có chủ ý.

Theo Crozier, việc phanh thây là một cách để biến đặc điểm cá nhân thành đặc điểm tập thể và đưa người chết vào tập hợp hài cốt không thể nhận dạng.

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ