“Robot cảm tử” dọn rác vũ trụ

GD&TĐ - Có thể nói bãi rác lớn nhất của Trái đất chính là ở bên ngoài không gian. 

Mô hình robot cảm tử được các nhà khoa học kỳ vọng sẽ là cỗ máy dọn rác vũ trụ.
Mô hình robot cảm tử được các nhà khoa học kỳ vọng sẽ là cỗ máy dọn rác vũ trụ.

Ở quỹ đạo Trái đất thấp – vùng không gian xung quanh cách mặt đất hành tinh của chúng ta khoảng 1.200 dặm (2.000 km), nơi có hơn 3.000 vệ tinh không còn hoạt động và hàng chục triệu mảnh vỡ nhỏ va chạm vào lẫn nhau xung quanh khí quyển.

Mỗi mảnh đang di chuyển ở vận tốc hàng chục nghìn dặm một giờ. Đôi khi, hai mảnh lớn của những thứ gọi là “rác không gian” đâm vào nhau, vỡ thành nhiều mảnh vụn hơn, trong đó mỗi mảnh nhỏ đều có thể gây hư hại nghiêm trọng đến các vệ tinh và tàu vũ trụ.

Đó là một vấn đề thực sự nghiêm trọng. Và mới đây, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã công bố kế hoạch giải quyết vấn đề đó, trong đó có liên quan đến việc sử dụng robot.

Trong một sứ mệnh mang tên gọi là ClearSpace-1, ESA sẽ phóng một robot bốn tay thử nghiệm vào vũ trụ để nó ôm lấy một vệ tinh không còn hoạt động bằng những cánh tay cơ khí của nó, ôm chặt vật thể và sẽ tự hủy cùng vật thể kia bằng cách đâm thẳng xuống bầu khí quyển Trái đất.

Tác động của việc loại bỏ một vệ tinh chết khỏi quỹ đạo cũng giống như múc một xô nước ra khỏi hồ Superior vậy. Nhưng các quan chức đứng đằng sau sứ mệnh này nói trong một tuyên bố rằng, họ hy vọng dự án sẽ mở đường cho một công việc mới dọn dẹp các mảnh vỡ không gian mà bầu khí quyển của nhân loại đang rất cần.

“Vấn đề mảnh vỡ không gian đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết”, Luc Piguet, người sáng lập và là CEO của ClearSpace, công ty khởi nghiệp loại bỏ rác Thụy Sĩ hợp tác với ESA trong sứ mệnh cho biết trong tuyên bố.

“Ngày nay, chúng ta có gần 2.000 vệ tinh hoạt động trong không gian và hơn 3.000 vệ tinh chết. Và trong những năm tới, số lượng vệ tinh sẽ tăng theo mật độ lớn, với nhiều chòm sao vệ tinh khổng lồ được tạo thành từ hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn vệ tinh được lên kế hoạch bay vào quỹ đạo Trái đất thấp”.

Nhu cầu về một chiếc “xe kéo” vũ trụ để loại bỏ các vệ tinh không còn hoạt động và nhường chỗ cho những chiếc mới là rất cấp bách, Piguet nói.

Dự kiến sẽ khởi động vào năm 2025, sứ mệnh ClearSpace-1 sẽ thử nghiệm cơ bắp ôm của robot của họ trên một mảnh rác cỡ trung bình mang tên gọi là Vespa, mà Vega của ESA phóng lên độ cao cách Trái đất khoảng 500 dặm (800 km) vào năm 2013.

Mảnh vỡ hình nón này nặng khoảng 220 lbs. (100 kg), khiến nó trở thành mục tiêu tương đối nhẹ và dễ bắt trong nhiệm vụ đầu tay của robot.

Vẫn chưa thể xác định nhiệm vụ này liệu có chứng tỏ được là một cách hiệu quả để dọn rác quỹ đạo của Trái đất hay không.

Trong khi đó, nhiều quốc gia và cơ quan khác đã đề xuất các phương pháp loại bỏ rác khác, bao gồm triển khai các lưới nhỏ và sử dụng tia laser gắn trên vệ tinh để bắn tan các mảnh vụn không gian vào khí quyển.

Thực sự, chúng ta quả là đang sống trong 1 thời gian thú vị đối với việc kinh doanh trong lĩnh vực thu gom rác không gian!

Theo Livescience

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.