Rò rỉ video được cho là trực thăng Azerbaijan bị bắn rơi ở Karabakh

GD&TĐ - Một video mới được công bố trong tuần này cho thấy khoảnh khắc được cho là một trực thăng quân sự Azerbaijan bị lực lượng Armenia bắn hạ ở Karabakh.

Trực thăng Mi-8 do Nga sản xuất.
Trực thăng Mi-8 do Nga sản xuất.

Đoạn video trên cho thấy trực thăng Azerbaijan đang cố gắng hạ cánh sau khi đội phòng không của Quân đội phòng vệ Artsakh bắn trúng.

Ngày quay video trên không được xác định, tuy nhiên, nó được cho là diễn ra trong cuộc xung đột kéo dài 6 tuần giữa Lực lượng vũ trang Azerbaijan và Quân đội phòng vệ Artsakh ở khu vực Karabakh.

Trong suốt cuộc xung đột này, cả Armenia và Azerbaijan đều tuyên bố bắn rơi máy bay của nhau. Mặc dù có rất ít cảnh quay được công bố để chứng thực cho các tuyên bố nhưng video mới về trực thăng Azerbaijan bị rơi ở Karabakh giúp xác minh một số báo cáo xuất hiện trong cuộc xung đột kéo dài 6 tuần.

Cuộc chiến Karabakh thứ 2 bắt đầu vào ngày 27/9 năm 2020, khi lực lượng vũ trang Azerbaijan tiến hành một số cuộc tấn công mạnh mẽ vào các vị trí của Quân đội phòng vệ Artsakh dọc theo mặt trận phía nam và phía bắc của khu vực này.

Cuộc xung đột được cho là kết thúc vào ngày 9/11/2020 sau cuộc gặp 3 bên được tổ chức tại Moscow giữa TT Nga Putin và người đồng cấp Azerbaijan Ilham Aliyev cùng với Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan.

Theo AMN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhóm tác giả nghiên cứu bột vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt giúp nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi.

Vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt

GD&TĐ - Thức ăn hữu cơ từ bột vỏ sầu riêng lên men giúp vịt mau lớn, tăng sức đề kháng là sản phẩm của nhóm HS Trường THPT Huỳnh Tấn Phát (Bình Đại, Bến Tre).
Ảnh minh họa.

Giá trị của hòa bình

GD&TĐ - Ralph Waldo Emerson từng nói: “Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh”.
Gia đình 3 thế hệ ông Trần Út Nhì vào rừng ăn ong. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng.

Về U Minh Hạ theo chân thợ rừng 'ăn ong'

GD&TĐ - 'Ăn ong' như thế nào để không bị ong đốt, giữ được lượng mật và để ong còn trở về làm tổ, có lẽ chỉ những người thợ rừng lâu năm ở U Minh Hạ mới biết.