1. Rèn luyện thói quen tự chủ trong học tập
Thói quen tự chủ trong học tập không chỉ có lợi cho trẻ mà còn có thể giảm nhẹ gánh nặng cho cha mẹ. Do vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý bồi dưỡng thói quen tự chủ trong học tập cho con.
Khi trẻ làm bài tập, cha mẹ hạn chế tối đa làm phiền trẻ, càng không nên đứng bên cạnh nhìn, mắng mỏ trẻ làm chưa đúng, luôn luôn nhắc nhở concó vấn đề gì không biết là phải hỏi ngay, ghi chép lại những vấn đề còn thắc mắc lại để tiện hỏi giáo viên hoặc bạn học. Đồng thời, cha mẹ cần tạo môi trường học tập, cùng học với trẻ, mua cho trẻ những cuốn sách có ích cho việc học… những việc này đều có ảnh hưởng đến nhiệt tình học tập của trẻ, từ đó hình thành thói quen tốt cho việc chủ động trong học tập.
2. Rèn luyện cho con viết nhanh
Trẻ con viết chữ chậm tưởng là vấn đề nhỏ nhưng thực ra cha mẹ không nên coi thường. Tốc độ viết chậm, sẽ làm cho trẻ mất nhiều thời gian cho làm bài tập dẫn đến việc đầu óc nặng nề, không có thời gian để nghỉ ngơi, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ.
Đối với học sinh lớp một, việc bồi dưỡng thói quen tập viết vô cùng quan trọng. Cha mẹ nên có ý thức rèn luyện cho trẻ trung chú ý khi viết. Đồng thời, tập cho bé thói quen viết đúng đắn bằng cách luôn nhắc nhở con : Cầm bút đúng cách, nghĩ xong rồi mới viết, giữ tâm lý ổn định.
3.Hình thành thói quen đọc sách
Trong giai đoạn là học sinh, trẻ sẽ bắt đầu độc lập tư duy, mở rộng tầm mắt, hình thành nên thói quen đọc sách... những điều này có ảnh hưởng tích cực đến công việc trong tương lai của trẻ.
Sách giáo khoa là con đường chủ yếu để trẻ thu nhận kiến thức,tuynhiên nó không thể toàn diện, không thể đề cập đến hết mọi mặt kiến thức được. Vì vậy, ngoài sách giáo khoa thì cha mẹ cần cho trẻ bổ sung kiến thức ở bên ngoài bằng các con đường khác, mà sách tham khảo chính là trợ thủ đắc lực nhất.
4. Rèn luyện cho trẻ cách sắp xếp thời gian biểu 1 cách hợp lí
Cha mẹ tuyệt đối không nên quản lí con cái quá nghiêm khắc, nên để chúng có không gian riêng. Đồng thời, ngay từ khi trẻ còn ít tuổi, cha mẹ cần bồi dưỡng ý thức về thời gian, phải biết tận dụng thời gian.
Khi trẻ không thể tự sắp xếp thời gian của mình hoặc kế hoạch mà trẻ đặt ra không thực hiện được, cha mẹ không nên ra lệnh, ép buộc, mà chỉ nên nhắc nhở trẻ, hàng ngày để trẻ sắp xếp thời gian vui chơi cho bản thân hoặc làm những việc mà chúng rất muốn làm. Những đứa trẻ có thể tự sắp xếp thời gian của mình sẽ sớm tự lập, không lệ thuộc vào cha mẹ hoặc các tiêu chuẩn, quy định của người khác.
5. Khuyến khích trẻ đặt ra các câu hỏi trong giờ học
Trong giờ học, đặt câu hỏi là biểu hiện của việc tích cực suy nghĩ. Trẻ đặt càng nhiều câu hỏi thì kiến thức càng toàn diện, hiểu biết vấn đề càng sâu sắc.
Tục ngữ nói rất đúng: “Hỏi là thầy của Học, là Mẹ của Tri thức”. Giáo dục trẻ phải có phương pháp đúng đắn, phải cổ vũ trẻ dám hỏi, dám phát biểu những ý kiến khác so với các bạn. Chỉ khi có được sự tự tin và dũng cảm này, trẻ mới có thể xây dựng được ý thức sáng tạo của bản thân, năng lực sáng tạo cũng từ đó được nâng cao.
6. Bồi dưỡng khả năng tưởng tượng cho trẻ
Sức tưởng tượng là khả năng nhận thức có tính sáng tạo, là một sức mạnh cực kì to lớn. Chính vì vậy, cha mẹ cần phải bồi dưỡng khả năng tưởng tượng cho trẻ.
Đầu tiên, Cha mẹ cần cổ vũ tính hiếu kì của trẻ. Vì hiếu kì, trẻ sẽ cảm thấy hứng thú với những sự vật xung quanh, đồng thời thu được kiến thức và kinh nghiệm phong phú trong quá trình tìm hiểu chúng.
Thứ hai, Cổ vũ trẻ tự thêu dệt câu chuyện, tự kể chuyện. Lúc còn nhỏ, trẻ thường thích tự bịa chuyện, kể chuyện. Cha mẹ nên nắm bắt cơ hội để rèn luyện khả năng biểu đạt và pháthuy sức tưởng tượng cho trẻ.
Thứ ba, Ủng hộ trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa.Mỗi hoạt động ngoại khóa đều giúp trẻ tích lũy được một lượng lớn kiến thức, hơn nữa trẻ buộc lòng phải tưởng tượng sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ.
7. Bồi dưỡng khả năng quan sát của trẻ
Khi trẻ có một phát hiện mới mẻ, chúng thường muốn kể cho cha mẹ nghe để được khen ngợi và chia sẻ niềm vui về hứng thú mới. Sự cổ vũ và khen ngợi của cha mẹ sẽ giúp trẻ có thêm động lực để quan sát và tìm hiểu.
Để bồi dưỡng khả năng quan sát của trẻ, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ quan sát, dạy trẻ cách quan sát; Tạo điều kiện cho trẻ quan sát, để khơi gợi tính chủ động quan sát và bồi dưỡng hứng thú quan sát cho trẻ.
8. Hãy cho trẻ biết điểm số không phải quan trọng nhất
Rất nhiều bậc cha mẹ cho rằng, điểm số là quan trọng, vì vậy, kiểm tra đạt thành tích cao là nhiệm vụ cơbản của trẻ. Thực ra, đối với học sinh, có một thứ còn quan trọng hơn cả điểm số, đó là việc bồi dưỡngphẩm chất.
Khi tình hình học tập của conphản ánh tốt qua điểm số, cha mẹ nên khen ngợi, cổ vũ trẻ. Còn khi thành tích học tâp của trẻ không được tốt, cha mẹ nên cổ vũvà ủng hộ trẻ nhiều hơn.