Rẽ sóng, xuyên rạch dạy chữ ở đất Mũi Cà Mau

Rẽ sóng, xuyên rạch dạy chữ ở đất Mũi Cà Mau

(GD&TĐ) - Đất Mũi - Ngọc Hiển ám ảnh trong tâm thức bao người bởi sự bao la, huyền bí của một vùng đất  nơi cuối cùng  của Tổ quốc. Bên trong những căn nhà tuyềnh toàng không chỉ là những tấm lưới, đồ lề đi biển, mà còn là cả những hy vọng, giấc mơ đổi đời trong lộ trình đưa con chữ ra khơi… của thầy trò nơi đây.

Đưa HS tới trường bằng thuyền gắn máy
Đưa học sinh tới trường bằng thuyền gắn máy

Nói đến Đất Mũi (Cà Mau) là nói đến Ngọc Hiển (tên của huyện được đặt tên theo người anh hùng thời chống Pháp Phan Ngọc Hiển (1910 - 1941). Phía Bắc huyện Ngọc Hiển giáp với huyện Năm Căn, với sông Cửa Lớn là ranh giới tự nhiên giữa hai huyện. Ba phía Đông, Tây và Nam đều giáp với biển. Huyện Ngọc Hiển là nơi có Mũi Cà Mau và Vườn quốc gia Mũi Cà Mau.

Do ranh giới phía Bắc của huyện là sông Cửa Lớn và sông Bồ Đề nên huyện Ngọc Hiển bị tách biệt như một cù lao. Địa hình bằng phẳng, nhưng bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông rạch tự nhiên và kênh mương chằng chịt, có nhiều con sông rất rộng (sông Cửa Lớn có chiều rộng từ 400 - 1.000m).

Người dân Ngọc Hiển đi lại trên thuyền theo con nước, đóng đáy sông, đáy biển, lấy nước và xả nước các đầm tôm… đã tiết kiệm được nhiều về chi phí và sức lao động, phù hợp với sinh trưởng phát triển tự nhiên của hệ sinh thái rừng ngập mặn, nhất là rừng đước. Mưu sinh nhọc nhằn giữa rừng đước mênh mông, bên cạnh những kênh rạch dọc ngang ấy, người dân Ngọc Hiển còn phải bám đất, giữ rừng như giữ báu vật mà xứ sở ban tặng.

Trẻ em Ngọc Hiển,  trên con thuyền nhỏ, rẽ sóng xuyên qua các vùng kênh rạch để lên những chiếc cầu chênh vênh, mang chữ về quê hương góp thêm tri thức làm giàu cho đất Mũi.  Vì vậy, theo từng cơn thủy triều của những mùa  mưa, cạn… vết chân của bao thầy trò đã  ở Ngọc Hiển đã bám chặt ở những vùng đất sình lầy.

Nhọc nhằn  giữa con nước thủy triều, trong điều kiện sinh hoạt khó khăn, con chữ mà thầy cô  Ngọc Hiển về đến nơi đây phải qua bao lộ trình gian nan, hẫng hụt. Ta sẽ hiểu bên trong căn nhà tuyềnh toàng kia không chỉ là những tấm lưới, đồ lề đi biển, mà còn là cả những hy vọng, giấc mơ đổi đời trong lộ trình đưa con chữ ra khơi… của thầy trò Ngọc Hiển. 

Trước thềm năm học mới, PV báo GD&TĐ xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc những hình ảnh thân thương về thầy trò ở vùng đất khó khăn nhất nơi tận cùng Tổ quốc. 

Học sinh tiểu học 3 xã Tam Giang Tây
Học sinh tiểu học 3 xã Tam Giang Tây
Tất cả đã sẵn sàng cho ngày toàn dân đưa trẻ đến ( GV trường tiểu học 3 xã Tam Giang Tây)
Tất cả đã sẵn sàng cho ngày toàn dân đưa trẻ đến ( GV trường tiểu học 3 xã Tam Giang Tây)
Bàn ghế chuẩn bị sẵn sàng cho năm học mới ( điểm trường Xẻo Lá- xã Viên An Đông)
Bàn ghế chuẩn bị sẵn sàng cho năm học mới (điểm trường Xẻo Lá - xã Viên An Đông)
-Thầy Hiệu trưởng trường Tiểu học 2 xã Viên An Đông Huỳnh Văn Thời túc trực tại điểm trường Xẻo Lá, chuẩn bị cho ngày khai giảng
Thầy Hiệu trưởng Trường Tiểu học 2 (xã Viên An Đông) Huỳnh Văn Thời túc trực tại điểm trường Xẻo Lá chuẩn bị cho ngày khai giảng
Con đường vè nhà của thầy trò
Con đường về nhà của thầy trò
Nhà công vụ của giáo viên điểm trường Xéo Lá
Nhà công vụ của giáo viên điểm trường Xẻo Lá
Thêm một
Thêm một "mầm xanh" chắn sóng (niềm hạnh phúc rạng ngời của giáo viên nữ điểm trường Xẻo Lá)
NHững ánh mắt và những cánh tay lưu luyến với phóng viên hẹn ngày trở lại...
Những ánh mắt và cánh tay vẫy chào lưu luyến với phóng viên. Hẹn ngày trở lại!

Ngân Hà 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ