Răng sên biển có thể là vật liệu sinh học cứng nhất thế giới

Các nhà khoa học Anh cho rằng răng của một loài sên biển có thể là vật liệu sinh học cứng nhất từng được biết đến.

Răng của limpet khi nhìn qua kính hiển vi quét điện tử (SEM). Ảnh: University of Portsmouth
Răng của limpet khi nhìn qua kính hiển vi quét điện tử (SEM). Ảnh: University of Portsmouth

Limpet là một loài động vật thân mềm nhỏ, thường được tìm thấy ở các bờ biển ở phía tây châu Âu. BBC cho hay, loài sinh vật này dùng răng để cạo thức ăn từ đá và thường nuốt những vụn đá nhỏ trong lúc ăn.

Răng của limpet có cấu tạo từ hỗn hợp khoáng protein. Độ bền của chúng cao gấp 10 lần so với tơ nhện, từng được cho là vật liệu sinh học bền nhất trước đó, và cứng hơn tất cả vật liệu nhân tạo cứng nhất hiện nay. Thậm chí, nó còn cứng hơn cả Kevlar, vật liệu dùng để làm áo chống đạn.

Những chiếc răng có cấu tạo từ nhiều sợi nhỏ, xếp với nhau theo một cách riêng biệt. Sợi có độ dài chưa đến một mm, gồm chất khoáng sắt goethite buộc vào protein, tương tự như cách sợi carbon được thêm vào để làm bền nhựa.

"Đây là loài thông minh khi sử dụng các sợi khoáng với kích thước siêu nhỏ, khiến cho các vết rạn trên sợi không ảnh hưởng tới độ bền chung của cấu trúc hỗn hợp", National Geographic hôm 20/2 dẫn lời giáo sư Asa Barber, người đứng đầu nghiên cứu của đại học Portsmouth, nói.

Khám phá này có thể giúp các nhà khoa học cải thiện chất lượng của vật liệu hỗn hợp (composite), thường được ứng dụng trong công nghệ chế tạo máy bay, ôtô, tàu thủy hay lĩnh vực nha khoa.

anh-2-sen-bien-bam-vao-da-5732-142477428

Limpet bám vào bề mặt đá dưới nước. Ảnh: Alamy

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ