Báo cáo tập trung vào tình hình, quy mô, số lượng trẻ dân tộc hiện có tại các trường, các nhóm lớp (chia theo độ tuổi); tổng số nhóm lớp, tổng số trường có trẻ DTTS trên địa bàn; tách riêng số lượng trẻ dân tộc theo từng dân tộc; số nhóm lớp 3 dân tộc trở lên);
Sự khác nhau trong sử dụng tiếng Việt của các dân tộc thiểu số ở địa phương: Các dân tộc thiểu số có khả năng sử dụng tiếng Việt tốt; các dân tộc khả năng sử dụng tiếng Việt còn hạn chế; các dân tộc có khả năng sử dụng tiếng Việt rất hạn chế và tình hình sử dụng tiếng Việt của học sinh mới vào tiểu học.
Về đội ngũ, báo cáo yêu cầu nêu số lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy trẻ dân tộc thiểu số, tình hình đội ngũ giáo viên tại các địa bàn có trẻ DTTS (số giáo viên thiếu, việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên về phương pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS, tính ổn định nghề nghiệp; tình hình giáo viên biết tiếng dân tộc của trẻ; số giáo viên dân tộc thiểu số dạy trẻ cùng dân tộc, việc bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên…); số giáo viên không biết tiếng mẹ đẻ của trẻ, khó khăn và giải pháp; chất lượng, phương pháp, kỹ năng dạy trẻ vùng dân tộc thiểu số của giáo viên;
Chế độ chính sách cho giáo viên dạy vùng có trẻ DTTS (có các chế độ nào, được thực hiện như thế nào ở địa phương);
Điều kiện thực hiện chương trình giáo dục mầm non tại vùng có trẻ dân tộc thiểu số, những khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, học liệu, đồ dùng, đồ chơi…;
Tình hình triển khai thực hiện tài liệu hướng dẫn chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số do Bộ GD&ĐT tập huấn chỉ đạo; số trường, nhóm lớp đã triển khai thực hiện tài liệu. Những vướng mắc và đề xuất, kiến nghị;
Khả năng sử dụng tiếng Việt của trẻ, đặc biệt đối với trẻ sống tại vùng núi cao, vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc rất ít người; phân tích, đánh giá ở các mức độ sử dụng tiếng Việt khác nhau theo độ tuổi (khả năng nghe hiểu và biểu đạt, khả năng giao tiếp, phát âm, khả năng sử dụng từ ngữ, khả năng sử dụng câu, nêu tỷ lệ theo từng độ tuổi);
Việc thực hiện các văn bản, hướng dẫn chỉ đạo của Bộ GD&ĐT; việc ban hành các văn bản, chương trình, đề án của địa phương; thực hiện công tác bồi dưỡng, tập huấn hỗ trợ cho giáo viên;
Tài liệu sử dụng để tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng DTTS (bao gồm cả tài liệu của địa phương);
Các chương trình, dự án về tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số đang được thực hiện, đánh giá về hiệu quả của các chương trình, dự án; việc phối kết hợp với phụ huynh, gia đình và cộng đồng trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS;
Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn của địa phương về thực hiện chương trình giáo dục mầm non vùng DTTS; bài học về các giải pháp, biện pháp nhằm tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số; sáng kiến, kinh nghiệm khác và khó khăn, bất cập của địa phương khi thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số.
Báo cáo cũng yêu cầu đề xuất về chế độ chính sách (cho giáo viên, cho trẻ) cũng như đề xuất về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ (giáo viên, cán bộ quản lý; nhân viên hỗ trợ ngôn ngữ); đề xuất về cơ sở vật chất, trang thiết bị, học liệu; phối kết hợp gia đình, nhà trường và cộng đồng (tạo môi trường; xây dựng sân chơi, thư viện cho trẻ DTTS…)…
Báo cáo gửi về Bộ GD&ĐT (Vụ Giáo dục Mầm non) trước ngày 5/7/2015.