Sự kiện thu hút gần 100 đại diện đến từ các trường học, trường đào tạo nghệ thuật công lập, tư thục tại Việt Nam.
Buổi được tổ chức với các phiên thảo luận về “Giải pháp quốc tế cho đào tạo nghệ thuật tại Việt Nam”, “Công nghệ số trong giáo dục nghệ thuật” và “Con đường trở thành giảng viên nghệ thuật quốc tế”.
Chương trình do bà Phạm Doãn Hà My - Tổng Giám đốc VIA Education điều phối cùng các chuyên gia tham gia thảo luận: TS Trương Nguyễn Ánh Nga – Hiệu trưởng Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật TPHCM; ông Mark Bell - Phó Hiệu trưởng Trường Quốc tế Canada (CIS); ông Biện Quốc Anh – nhà sáng lập Trường Âm nhạc Ánh Dương;
TS Nguyễn Thị Ngọc Dung - Giám đốc Âm nhạc VIA Education, đại diện Tổ chức Giáo dục Văn hóa và Nghệ thuật Creative Generation, Washington DC (Mỹ); và ông Bùi Vu Thanh - nhà sáng lập Viện Giáo dục Nghệ thuật Việt Nam.
Chia sẻ về giải pháp toàn diện cho bài toán chất lượng giáo dục nghệ thuật, bà Phạm Doãn Hà My (Tổng Giám đốc VIA Education) cho rằng việc dạy, học các môn nghệ thuật như âm nhạc, vũ đạo, nghệ thuật trình diễn… tại Việt Nam tồn tại một nghịch lý là nhu cầu học tập của học sinh tỉ lệ thuận theo xu hướng tăng toàn cầu, tuy nhiên số lượng giáo viên bộ môn này tỉ lệ nghịch về kỹ năng chuyên môn, thiếu yếu tố chuẩn hóa quốc tế về kiểm định chất lượng.
Trong bối cảnh đó, VIA Education ra đời với tầm nhìn tạo nên một cộng đồng nghệ thuật bền vững, năng động, truyền cảm hứng và vượt trội, nhằm kiến tạo và khuyến khích phát triển các tiêu chuẩn tối ưu trong giáo dục nghệ thuật và giáo dục sáng tạo tại Việt Nam.
Với sứ mệnh nâng tầm giáo dục âm nhạc và nghệ thuật tại Việt Nam cũng như xây dựng một cộng đồng nghệ thuật bền vững, VIA Education do nghệ sĩ, doanh nhân, nhà giáo dục Bùi Vu Thanh (nghệ sĩ Thanh Bùi) sáng lập.
VIA Education hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, tư vấn và xuất bản, gồm các chương trình: giáo dục sáng tạo cho các đơn vị giáo dục với các chương trình học tích hợp và ngoại khóa; các khóa học chuyên đề ngắn và dài hạn nhằm đào tạo phát triển năng lực chuyên môn giáo viên; tư vấn chiến lược và khung chương trình cho hệ thống trường học; hoạt động khảo thí cho các chứng chỉ quốc tế; giới thiệu và xuất bản giáo trình, học liệu chất lượng cao.
“Hiện nay, ngày càng có nhiều đơn vị giáo dục nghệ thuật được thành lập, cho thấy một tín hiệu đáng mừng cho thấy nhận thức của công chúng đối với giáo dục nghệ thuật đã tích cực hơn.
Tuy nhiên, với tốc độ phát triển quá nhanh, các đơn vị giáo dục nghệ thực đang đối mặt với thách thức về chất lượng đào tạo với quy chuẩn quốc tế. Việc ra đời của Viện Giáo dục Nghệ thuật Việt Nam không chỉ đóng góp một phần để mang lại một góc nhìn toàn diện hơn cho những người làm giáo dục nghệ thuật, đòng thời giúp các bạn trẻ đam mê nghệ thuật định hình rõ hơn khi đứng trước những lựa chọn trong tương lai.
Từ đây, chất lượng của giáo dục không chỉ được chuẩn hóa mà khả năng làm chủ công nghệ trong việc dạy và học các môn nghệ thuật cũng được nâng cao”- bà Phạm Doãn Hà My chia sẻ.