Ra mắt công nghệ du hành liên sao

GD&TĐ - Sáng kiến có tên gọi Breakthough Starshot đang được thúc đẩy. Một công ty khởi nghiệp đến từ Nga dự kiến chế tạo thiết bị phát laser có công suất 100 gigawatt có khả năng đưa con tàu vũ trụ đến hệ hành tinh khác.

Ra mắt công nghệ du hành liên sao

Breakthrough Initiatives là chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ, được khởi động vào năm 2015, do tỷ phú người Nga Yuri Milner tài trợ.

Mục đích của chương trình là nghiên cứu vũ trụ, tìm kiếm các chứng cứ khoa học về sự tồn tại của sự sống ngoài hành tinh; đồng thời bảo trợ các cuộc thảo luận về tương lai Trái đất. Chương trình được chia thành những dự án cụ thể như: Breakthough Listen, Breakthough Message, Breakthrough Starshot và Breakthrough Watch.

Một trong những “cha đẻ” của dự án Starshot là nhà bác học người Anh Stephen Hawking (đã mất tháng 3/2018) và Avi Loeb (ĐH Harvard, Mỹ). Ý tưởng của dự án là đưa khoảng 1.000 tàu vũ trụ thu nhỏ StarChip bay với tốc độ bằng 20% tốc độ ánh sáng đến hệ hành tinh alpha Centauri.

Mỗi tàu StarChip có khối lượng dưới 1 gam. Một mục tiêu khác là ngôi sao Proxima Centauri, quay quanh nó có thể là một hành tinh có khả năng sống được.

Trong cả hai trường hợp, việc khởi động các tàu StarChip sẽ diễn ra sau năm 2030. Mỗi con tàu sẽ tăng tốc đến giá trị bằng 20% vận tốc ánh sáng trong vòng vài ba phút, nhờ nguồn laser cực mạnh (công suất khoảng 100 gigawatt).

Một số nhà khoa học lo ngại về chi phí chế tạo thiết bị phát laser. Một số khác cho rằng, việc phóng tàu với những cánh buồm nhỏ (theo dự án Starshot) không làm chúng bị phá hủy khi tăng tốc đột ngột. Cũng có nguy cơ là StarChip sẽ không bay đến đúng mục tiêu đã định trong hệ sao khác.

Những người tham gia dự án Starshot tin rằng, tất cả các vấn đề kỹ thuật công nghệ sẽ được giải quyết trong thập niên tới. Họ đưa ra dẫn chứng về những vệ tinh Spirit do các nhà khoa học ở ĐH Cornell chế tạo và thử nghiệm. Vào tháng 6/2017, phi đội gồm 6 vệ tinh Spirit đã được phóng vào vũ trụ. Chúng được xem như là tiền thân của các con tàu StarChip.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.

Cuốn sách do nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu biên soạn.

Giai thoại chúa Nguyễn mở đất phương Nam

GD&TĐ - Nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu vừa ra mắt cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” với những thông tin thú vị.