Tờ báo Singapore nhận xét, trong số những xu hướng đáng chú ý nhất, cần đặc biệt lưu ý tới quá trình thiết lập quan hệ giữa hai đồng minh quan trọng của Mỹ trong khu vực - Israel và Ả Rập Saudi, cũng như bình thường hóa quan hệ giữa Syria với các quốc gia Ả Rập khác.
Đối với Hoa Kỳ, đây là cơ hội để giành lại thế chủ động trong khu vực, một phần đã bị bỏ rơi sau khi Washington chuyển trọng tâm chính sách sang Thái Bình Dương và châu Âu, cũng như bố trí lại quân đội tới những khu vực khác trên thế giới.
Mỹ đặc biệt lo ngại việc Trung Quốc đã xây dựng thành công và lâu dài các mối quan hệ với một số quốc gia Ả Rập, Israel, và quan trọng nhất là với Iran. Việc Riyadh nối lại quan hệ gần đây với Tehran là bằng chứng rõ ràng về vai trò mới của Bắc Kinh.
Đồng thời không giống như Washington, có nhiều "quyền lực mềm" hơn trong những bước đi của Bắc Kinh. Trung Quốc không duy trì căn cứ quân sự nào trong khu vực (ngoài một điểm tiếp tế ở Djibouti), và họ cũng đang tránh phô diễn vũ lực không cần thiết.
Sức mạnh quân sự vượt trội cho phép Mỹ giữ vững vị thế của mình tại khu vực Trung Đông. |
Tuy vậy nhiều chuyên gia nhận xét, đây một phần là bước đi bắt buộc vào giai đoạn hiện nay, do cường quốc châu Á chưa có đủ công cụ để triển khai sức mạnh tới những vùng xa xôi.
Nhưng đó cũng là một chiến lược rất hợp lý. Trung Quốc đang đặt cược vào "sức mạnh mềm": văn hóa, thương mại và ngoại giao - họ đang thành công trong lĩnh vực này.
Ngoài ra, Bắc Kinh không chỉ trích văn hóa chính trị và chính quyền của từng quốc gia, không áp đặt hệ thống giá trị của riêng mình lên họ như Mỹ vẫn làm.
Theo tờ Straits Times, đối với Hoa Kỳ, một chiến lược như vậy có nghĩa là thách thức trong dài hạn, với sự trỗi dậy của “quyền lực mềm” Trung Quốc.
Tuy nhiên trong thời gian sắp tới, sức mạnh quân sự áp đảo vẫn cho phép Washington đóng vai trò là người bảo đảm an ninh không thể thay thế cho các quốc gia đối tác của mình ở Trung Đông.
Bên trong một căn cứ quân sự của Mỹ tại Syria. |