Quy trình đo nhân trắc học cho thí sinh hoa hậu Việt Nam

GD&TĐ - Thí sinh hoa hậu Việt Nam cũng như nhiều cuộc thi sắc đẹp uy tín khác đều phải trải qua vòng đo Nhân trắc học.
Thí sinh hoa hậu Việt Nam đã sẵn sàng cho hành trình tới đêm chung kết.
Thí sinh hoa hậu Việt Nam đã sẵn sàng cho hành trình tới đêm chung kết.

Phòng đo nhân trắc học là căn phòng cần được giữ kín thông tin riêng tư và người đo nhân trắc đều là nữ giới.

Hoa Hậu Việt Nam 2020 là cuộc thi sắc đẹp uy tín, các thí sinh tham gia đều phải vượt qua vòng thi này mới có cơ hội bước tiếp vào sâu.

Phòng thi Nhân trắc học này sẽ không chỉ đo về tỉ lệ các đường nét trên cơ thể mà còn kiểm tra được thí sinh có qua phẫu thuật thẩm mỹ hay không.

Thể lệ cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2020 đã nêu rõ điều kiện dự thi, trong đó có nhiều điểm liên quan đến “nhân trắc học”: Có vẻ đẹp tự nhiên, chưa sinh con, chiều cao 1m63 trở lên, chưa từng qua giải phẫu thẩm mỹ, chưa từng chuyển đổi giới tính. Như vậy, phần khám nhân trắc học là cần thiết và không thể thiếu.

Việc khám nhân trắc được thực hiện khá đơn giản, gồm hai phần chính, có điểm giống khám sức khỏe nhưng có nhiều điểm khác. Nhóm khám nhân trắc gồm các nữ bác sĩ và kỹ thuật viên được tập huấn về phương pháp đo đạc và nhận xét nhân trắc.

Phần đo đạc: thí sinh được đo cân nặng, chiều cao đứng, chiều cao ngồi; các vòng cơ thể: vòng ngực, vòng bụng, vòng mông (thường được gọi là “vòng 1, vòng 2, vòng 3”), vòng đùi...

Phần nhận xét: Bên cạnh phần đo đạc là phần nhận xét, gồm việc ghi nhận mức độ thẳng của chân, sự cân xứng của cơ thể (cột sống, vai, hông...), làn da, các biểu hiện (nếu có) của can thiệp phẫu thuật thẩm mỹ, các vết xăm...

Dụng cụ đo đạc sẽ có đồ chuyên biệt riêng để đảm bảo độ chính xác tuyệt đối và được chuẩn hóa với quốc tế.

Thước dùng để đo các ứng viên hoa hậu tương lai nằm trong một cặp dụng cụ Martin, bao gồm cả thước đo chiều cao, cân nặng, các chỉ số hình thể. Hoa hậu Việt Nam khi tham gia cuộc thi Hoa hậu thế giới cũng sẽ  được đo bằng chính loại thước này.

Vì thế, tham gia cuộc thi Hoa hậu Việt Nam cũng là một cách để các bạn gái có thể biết được số đo tính theo chuẩn quốc tế của mình.

Ngoài xem nghệ sĩ biểu diễn, học sinh Trường THCS Nguyễn Du còn được tham gia trải nghiệm trên sân khấu. Ảnh: NTCC

Hun đúc tình yêu cải lương

GD&TĐ - Nhiều học sinh, sinh viên trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vô cùng thích thú khi được nhà trường giới thiệu về nghệ thuật cải lương.
Học sinh Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều hát múa 'Hãy phòng chống hỏa hoạn' do cô Hứa Thị Thu Huyền soạn lời theo dân ca quan họ Bắc Ninh. Ảnh: HTH

Âm nhạc truyền thống dẫn nhịp

GD&TĐ - Sử dụng làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh, cô giáo Hứa Thị Thu Huyền viết lời cho bài hát tuyên truyền phòng cháy chữa cháy.
Thiến là con đường tắt để theo đuổi sự nghiệp Castrato. Ảnh: Classicfm.com

Chuyện về ca sĩ Castrato

GD&TĐ - Thế kỷ XVIII, thính giả châu Âu phát cuồng vì giọng 'nam thiến' trầm ngọt ngân dài vô hạn của Francesco Bernardi (1686 - 1758, Italia).
Tiểu thuyết 'Khu vườn bí mật' có nhiều tranh minh họa đẹp do họa sĩ Graham Ruts thực hiện. Ảnh: Trinh Phạm

Đánh thức 'Khu vườn bí mật'

GD&TĐ - Một cuốn sách dành cho thiếu nhi hấp dẫn và ấn tượng của nữ nhà văn Frances Hodgson Burett - tiểu thuyết 'Khu vườn bí mật'.
Minh họa/INT

Cùng vượt qua nỗi đau!

GD&TĐ - Thân gửi các bạn học sinh là nạn nhân của vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ!
Làng Mễ Trì vẫn còn những buổi các cụ già thong thả nhặt lúa cốm.

Cốm mộc

GD&TĐ - Cứ khi Trung thu dập dìu trước ngõ là mấy đứa liền nhắc nhỏm: “Mẹ ơi, cốm mộc…”.