TS Phùng Tuấn Giang, phòng khám Thọ Xuân Đường, Hà Nội chia sẻ, khi sang Hàn Quốc, sau khi ăn cá, họ thường uống trà thì là cộng một chút quế nên ăn xong không ai bị đau bụng, nhưng ở Việt Nam không có thói quen này.
Theo ông Giang, xung quanh chúng ta có rất nhiều “thầy tại chỗ, thuốc vườn nhà” rất đơn giản, có thể chữa được rất nhiều bệnh khó, nhưng không được người dân chú trọng.
Dưới đây là tác dụng chữa bệnh của một số loại rau gia vị nổi bật:
Lá lốt: Tác dụng chính là làm ấm cơ thể, khu phong, trị thấp. Đun nước lá lốt để ngâm chân trừ phong thấp.
Ngoài ra lá lốt có tác dụng thần kỳ khi kết hợp với hành: Hành củ cắt lát cho vào bát nước mắm, vắt vài giọt chanh rồi ăn kèm với lá lốt. Đây là vị thuốc vừa chống cảm cúm, tăng cường sức khoẻ vừa là Viagra số 1 cho đàn ông.
Rau húng chó, húng Láng: Đây là 2 loại rau có rất nhiều giá trị, nếu mỗi bữa ăn từ 10-12 ngọn có tác dụng giải quyết vấn đề rối loạn chuyển hoá, chữa tiểu đường.
Mùi tàu (ngò gai): Mùi tàu có vị cay nóng, ôn ấm tì vị nên thường ăn cùng đồ lạnh như vịt, tiết canh để trung hoà. Cây gia vị này cũng có tác dụng chữa hôi miệng khi được sắc đặc, cho thêm vài hạt muối để lấy nước ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày.
Nếu thường xuyên uống nước mùi tàu còn có thể làm hạ cholesterol trong máu.
Với trẻ nhỏ, khi nổi mụn đỏ ngứa có thể lấy mùi tàu tươi giã nát, lấy nước bôi. Với những trường hợp bị kiết lỵ: Lấy hạt mùi già, sao thơm, tán nhỏ, uống mỗi lần 7-8gr.
Diếp cá: Diếp cá có vị cay, tính hơi lạnh giúp thanh nhiệt cơ thể, giải độc, là thực đơn chính trong công thức chữa tiểu đường (chiếm 10-20%).
Bên cạnh đó, diếp cá cũng được coi là "thần dược" chữa bệnh trĩ. Lấy diếp cá rửa sạch, giã nhỏ, đắp vào hậu môn. Trường hợp búi trĩ gây đau rát, nấu diếp cả để xông, phần bã đắp vào chỗ đau.
Trị chứng đái buốt, đái dắt: Diếp cá, rau má, mã đề, mỗi thứ một phần, rửa sạch, giã nát lọc lấy nước, uống ngày 3 lần, thực hiện trong 7-10 ngày.
Chữa sỏi thận: 20g diếp cá, 15g rau dệu, 10g cam thảo đất, mỗi ngày sắc uống 1 tháng trong vòng 1 tháng.
Điều trị sốt ở trẻ em: Diếp cá tươi rửa sạch, giã nát lấy nước, ngày uống 2 lần đến khi hết sốt.
Tía tô: Với vị cay, tính ấm, tía tô là loại cây được dùng phổ biến trong y học cổ truyền.
Động thai: Sắc cành lá cây tía tô để uống hoặc sắc lấy nước nấu cháo để ăn. Trường hợp nôn ói dữ dội khi mang bầu, ngoài cành tía tô, thêm một phần sắn dây sắc lấy nước uống.
Giải cảm: Tía tô tươi, 3 củ hành tươi thái nhỏ cho vào cháo nóng, ăn lúc còn nóng. Với cảm lạnh, dùng lá tía tô nấu nước uống hoặc dùng lá tía tô với kinh giới, hương nhu, lá sả, lá tre nấu với nước để xông.
Tía tô là vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền
Vết thương chảy máu: Lấy tía tô non giã nhỏ, đắp lên vết thương rồi buộc lại. Làm vậy, vết thương sẽ cầm máu, không gây mủ và không để lại vết sẹo khi lành.
Chữa đau bụng, đầy chướng: Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.
Rau răm: Trong đông y, rau răm có tác dụng kích thích tiêu hóa, hoạt huyết tiêu độc.
Chữa nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ đắp hoặc lấy nước bôi vào nơi bị đau, ngày 2 lần
Chữa hắc lào, ghẻ lở: Có thể giã nát rau răm để đắp hoặc lấy rượu ngâm rau răm để bôi.
Chữa đầy hơi, chướng bụng: Rau răm tươi giã nhỏ. vắt lấy nước uống. Bã đem xoa bụng, tập trung vào vùng rốn.
Tuy nhiên không nên ăn nhiều rau răm sẽ làm giảm ham muốn ở cả nam và nữ. Phụ nữ có thai không nên ăn vì có thể gây sảy thai.
Thì là: Có vị cay, ấm, thì là có tác dụng chính là chữa rối loạn kinh nguyệt bằng cách đơn giản, giã nhỏ lấy ước, trộn chung với nước ép cần tây, uống ngày 3 lần.
Chữa rối loạn tiêu hóa: Ăn thì là nấu chín mỗi ngày giúp tiêu hóa tốt và chống táo bón ở người lớn. Với trẻ em, có thể uống 1-2 thìa nước sắc thì là mỗi ngày.
Chữa mất ngủ: Ăn canh thì là vào bữa tối hoặc hãm nước hạt thìa là uống trước giờ ngủ.
Chữa thiếu sữa: Nấu canh hoặc hãm hạt thì là với nước sôi để uống.