Mặc dù hai sinh viên này rất nỗ lực quảng cáo, nhưng sau buổi hòa nhạc, họ chỉ thu được 1.600 đôla. Vừa buồn vừa nản, họ kể với Paderewski rằng họ đã cố gắng hết sức ra sao, và ái ngại đưa cho ông 1.600 đôla, với bức thư xin lỗi và hứa sẽ trả ông nốt 400 đôla vào một thời điểm khác. Thế nhưng nghệ sĩ dương cầm này xé ngay bức thư và trả lại 1.600 đôla cho hai cậu sinh viên: “Hãy trừ tất cả các chi phí tổ chức của hai cậu đi” – Ông nói – “Sau đó hãy tự lấy mỗi người 10% trong số tiền còn lại, còn bao nhiêu thì hẵng đưa cho tôi”.
Nhiều năm sau đó, Paderewski làm công việc tiếp tế cho người dân ở đất nước Ba Lan của mình, nơi bị tàn phá bởi chiến tranh. Thật kỳ diệu, từ trước khi có lời đề nghị, thì hàng ngàn tấn thực phẩm đã được người dân Mỹ gửi tới Ba Lan.
Sau đó, Paderewski tới Paris để cảm ơn Herbert Hoover, người đứng đầu lực lượng cứu trợ của Mỹ lúc bấy giờ.
- Không có gì đâu, ông Paderewski – Hoover nói – Tôi biết rằng vào thời điểm này, người dân Ba Lan đang gặp rất nhiều khó khăn và thực phẩm là vô cùng cần thiết. Và ngoài ra, dù rằng ông có thể không nhớ, nhưng tôi là một trong hai sinh viên mà ông đã hào phóng giúp đỡ khi chính tôi gặp khó khăn.
Câu chuyện này là bằng chứng cho “luật” của cách sống để thành công: sớm hay muộn, chúng ta cũng sẽ gặt hái những gì mình gieo trồng. Paderewski đã thu hoạch được vụ mùa nhân ái mà ông đã gieo hạt từ nhiều năm về trước. Những người gieo trồng yêu thương cuối cùng sẽ thu được yêu thương. Những người gieo trồng lòng tốt sẽ thu hoạch được nhiều điều tốt hơn thế. Những người gieo trồng nỗi sợ hãi và giả dối cũng sẽ nhận được những vụ mùa mà chẳng ai muốn nhận.
Đó là quy luật cơ bản của cách sống để thành công. Và quy luật đó đủ mạnh mẽ để thay đổi một, hoặc nhiều, cuộc sống.
(Theo Steve Goodier)