"Thẩm quyền thuộc Bộ trưởng Bộ GD&ĐT là hợp lý"

"Thẩm quyền thuộc Bộ trưởng Bộ GD&ĐT là hợp lý"
a
GS.TS Nguyễn Viết Thịnh, Đại biểu Quốc hội khoá XII, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Trong khi đó, chúng ta lại chưa đưa ra một cái đánh giá chính thức từ phía cơ quan quản lý nhà nước về những mặt được và chưa được, hợp lý và chưa hợp lý của thực tiễn quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ, TCCN và DN. Bởi vì vậy vấn đề cho phép thành lập và thành lập các trường có rất nhiều bức xúc. Ngay trong các kế hoạch và dự kiến giám sát của Quốc hội trong năm 2012 trong đó cũng bàn đến vấn đề nổi cộm này. Nói lên điều đó để thấy được rằng tại sao vấn đề thành lập trường và thẩm quyền cho phép thành lập trường lại trở nên nổi cộm như vậy.

 Để hiểu vấn đề, chúng ta phải đặt nó trong bối cảnh thực tế chứ không phải tự thân của vấn đề được phép hay không được phép thành lập trường. Chúng ta phải nhìn nhận rằng đứng trước thực tiễn như thế thì chúng ta cần có những giải pháp gì và cần có những quy định mang tính pháp chế như thế nào để có thể hạn chế yếu kém và phát huy những mặt tích cực.

Xét về mặt quy hoạch mạng lưới các trường, có hai vấn đề nổi lên: hệ thống các trường công lập và hệ thống các trường ngoài công lập. Đối với các trường công lập, xuất hiện thực trạng một số trường chuyển từ những trường đào tạo đơn ngành sang đa ngành; tuy không mở thêm trường nhưng mở thêm mã ngành; thậm chí trước chỉ một ngành giờ thành đa ngành; hoặc đổi tên trường. Đó là một thực trạng phản ánh nhu cầu thực của xã hội và cần phải được Luật hoá. Đối chiếu với điều 50 trong Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật GD thì phần lớn các trường như vừa kể về cơ bản thoả mãn các điều kiện để thành lập trường vì hội đủ các điều kiện cần thiết. Vấn đề ở đây chúng ta quan tâm là sự vận hành của các trường này như thế nào mà thôi. Do đó, Dự thảo đưa ra những quy định như trong điều 50 là hợp lý.

Vấn đề thứ hai là nhóm các trường ngoài công lập. Nếu như chúng ta cứ để tình trạng các trường ngoài công lập tự lo và bươn chải hết và Nhà nước cũng không có nhiều đầu tư thì đương nhiên sự kiểm soát là rất khó khăn. Đó là bởi trong Luật hiện nay chúng ta chưa có nhiều các chế định liên quan đến các trường ngoài công lập, nhất là vấn đề liên quan đến học phí của các trường này. Hiện nay các trường ngoài công lập nhiều khi có những trường được phép thành lập rồi nhưng còn phải bươn chải nhiều năm mới có được đất đai, kinh phí để thực sự đi vào hoạt động. Tôi thấy đấy là một bức tranh thực để nói lên vấn đề thành lập trường ĐH ở nước ta. Dự thảo luật đưa ra những quy định về vấn đề này là kịp thời và cấp thiết đối với thực tế của xã hội hiện nay.

Liên quan đến điều 51, có vấn đề về kiểm định chất lượng GD. Cá nhân tôi cho rằng Bộ GD&ĐT phải trực tiếp chịu trách nhiệm về kiểm định chất lượng GD, đánh giá về chất lượng GD, bao gồm cả các trường ĐH và các trường CĐ. Các địa phương có thể tham gia nhưng không đóng vai trò chính trong hoạt động kiểm định chất lượng GD của các trường ĐH, CĐ trên địa bàn hay thuộc thẩm quyền quản lý. Những điều này xuất phát từ mấy vấn đề sau: Thứ nhất là đối với các Sở GD&ĐT thì kiểm định chất lượng GD phổ thông đã là một nhiệm vụ nặng nề; thứ hai là kiểm định chất lượng GD ĐH rất khác với kiểm định chất lượng GD phổ thông, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực được đào tạo riêng và những người am hiểu kỹ càng về GD ĐH; thứ ba là hiện nay các trường ĐH đã có các trung tâm đảm bảo chất lượng GD, có nguồn nhân lực, có kinh nghiệm đánh giá chất lượng GD. Vì vậy Bộ GD&ĐT có thể dựa vào chính các trường ĐH, nhất là các trường trọng điểm và các trung tâm đó để thực hiện đánh giá ngoài và đánh giá trong. Đối với các vấn đề khác trong Điều 51 này, cá nhân tôi cho rằng những đề xuất của Dự thảo đưa ra là hợp lý và đáp ứng được nhu cầu quản lý GD&ĐT hiện nay của nước nhà, đặc biệt là GD đại học.

Hoàng Minh (ghi)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ