" Đoàn kết – Nghĩa tình – Trách nhiệm – Vì nạn nhân chất độc da cam"

" Đoàn kết – Nghĩa tình – Trách nhiệm – Vì nạn nhân chất độc da cam"

(GD&TĐ) - Ngày 8/7, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến toàn quốc lần thứ II và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã gửi thư và lẵng hoa chúc mừng Hội nghị.

Dự Hội nghị có các đồng chí: Trung tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch danh dự Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam; Trần Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương.

Hội nạn nhân chất độc dacam/đioxin huyện Hòa Thành tổ chức lễ khởi công xây dựng 02 căn nhà đại đoàn kết cho 02 gia đình là nạn nhân chất độc dacam/đioxin, ở địa bàn xã Long Thành Nam
Hội nạn nhân chất độc dacam/đioxin huyện Hòa Thành (Tây Ninh) khởi công xây dựng 02 căn nhà đại đoàn kết cho 02 gia đình là nạn nhân chất độc dacam/đioxin, ở địa bàn xã Long Thành Nam

Báo cáo tổng kết phong trào thi đua 2007-2011, Thiếu tướng Trần Xuân Thu – Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam khẳng định: Phong trào thi đua hơn 4 năm qua đã phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Trong phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến là cán bộ, hội viên, các nhà tài trợ và nạn nhân vượt khó vươn lên. Phong trào thi đua đã thực sự trở thành động lực thúc đẩy toàn diện các mặt công tác Hội, hoàn thành thắng lợi 5 mục tiêu thi đua.

Đến nay, tổ chức Hội đã được thành lập ở 58 tỉnh, thành, 427 huyện, quận, 3.820 xã, phường với 200 ngàn hội viên. Hội đã có quan hệ với hơn 500 tổ chức và cá nhân trên thế giới. Đặc biệt, trong 4 năm thực hiện phong trào thi đua, kết quả vận động nguồn lực được tăng dần: Nếu như năm 2007 vận động được 27 tỷ đồng, thì năm 2010, vận động được 68 tỷ đồng và chỉ 4 tháng đầu năm 2011, đã vận động được 25 tỉ đồng. Điều đáng mừng là hình thức chăm sóc giúp đỡ nạn nhân phát triển rất phong phú. Những năm đầu chủ yếu là hình thức: Thăm hỏi, tặng quà ngày lễ tết, lúc ốm đau, khi hoạn nạn.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ tịch Quốc hội biểu dương Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, các cán bộ, hội viên đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, nghĩa tình, ngày đêm làm việc tận tụy vì nạn nhân.

Đồng chí đề nghị: Hội cần phổ biến sâu rộng những kinh nghiệm tốt, những gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt; động viên cán bộ, hội viên, các nạn nhân, các tổ chức, cá nhân có lòng nhân ái luôn gắng sức, góp phần tích cực nhất vào việc chăm lo giúp đõ các nạn nhân. Cần tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại, tranh thủ sự giúp đỡ về nguồn lực, khoa học- công nghệ và kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các nhà khoa học, luật gia, các nhà hoạt động xã hội để cùng chung tay xoa dịu nỗi đau da cam, đấu tranh đòi công lý cho các nạn nhân chất độc da cam.

Ghi nhận những thành tích đã đạt được của Hội trong những năm qua, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam (10/8/1961-10/8/2011), Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã tặng Hội những phần thưởng cao quý: Ban Bí thư Trung ương Đảng tặng Bức trướng mang dòng chữ “ Đoàn kết – Nghĩa tình – Trách nhiệm – Vì nạn nhân chất độc da cam”; Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 8 tập thể và 6 cá nhân.

PV

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ