Quốc hội đồng ý tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng từ 1/7

GD&TĐ - Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng từ 1/7/2024.

Sáng 29/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Sáng 29/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Sáng 29/6, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Trong đó, Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng từ 1/7/2024.

Nghị quyết nêu rõ: "Căn cứ Kết luận số 83-KL/TW ngày 21/6/2024 của Bộ Chính trị và Báo cáo số 329/BC-CP ngày 21/6/2024 của Chính phủ, Quốc hội thống nhất thực hiện các nội dung cải cách tiền lương;

Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ 1/7/2024".

Thực hiện đầy đủ 2 nội dung cải cách tiền lương khu vực doanh nghiệp theo đúng Nghị quyết số 27-NQ/TW, gồm:

Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động (tăng bình quân 6% áp dụng từ 1/7/2024); quy định cơ chế tiền lương đối với doanh nghiệp Nhà nước (áp dụng từ 1/1/2025).

Quốc hội cũng đồng ý tăng 15% lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hiện hưởng.

Người đang hưởng lương hưu trước năm 1995 nếu sau khi điều chỉnh mà có mức hưởng thấp hơn 3,2 triệu đồng mỗi tháng thì điều chỉnh tăng 300.000 đồng/tháng.

Người có mức hưởng từ 3,2 đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh để bằng 3,5 triệu đồng/tháng.

Trợ cấp ưu đãi người có công theo mức chuẩn cũng tăng 35,7% từ 2,055 triệu lên 2,789 triệu đồng/tháng. Mức này giữ nguyên tương quan hiện hưởng các mức trợ cấp ưu đãi người có công so với mức chuẩn trợ cấp.

Chuẩn trợ giúp xã hội tăng 38,9%, từ 360.000 lên 500.000 đồng/tháng; lương tối thiểu vùng tăng bình quân 6% áp dụng từ 1/7.

Với các đơn vị đang được áp dụng các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở Trung ương, Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát toàn bộ khung pháp lý.

Qua đó, có cơ sở trình cấp thẩm quyền quyết định sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù của các cơ quan cho phù hợp trước 31/12/2024.

Phần chênh lệch giữa tiền lương và thu nhập tăng thêm tháng 6/2024 của cán bộ, công chức, viên chức với tiền lương từ 1/7 sau khi sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù sẽ được bảo lưu.

Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quy định tiền lương, chế độ chính sách với đại biểu Quốc hội chuyên trách, đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khác thuộc Văn phòng Quốc hội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ tri ân và trưởng thành của học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha (TP Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh). Ảnh: INT

Lễ tri ân gửi gắm yêu thương

GD&TĐ - Lễ tri ân là nghi thức trưởng thành mà thầy cô gửi gắm yêu thương để học sinh bước vào chặng đường mới trên con đường học tập và rèn luyện.

Nữ golf thủ Mỹ 'đốt cháy' bãi biển

Nữ golf thủ Mỹ 'đốt cháy' bãi biển

GD&TĐ - Nữ golf thủ hàng đầu thế giới Nelly Korda 'bùng nổ' với loạt ảnh bikini đầy quyến rũ trong ấn phẩm áo tắm Sports Illustrated Swimsuit năm 2025.

Mở rộng vùng Kursk sang Sumy?

Mở rộng vùng Kursk sang Sumy?

GD&TĐ - Giới chức Nga ở khu vực Kursk tuyên bố rằng “Sumy phải là của chúng ta” là dấu hiệu cho thấy một phần của Sumy có thể trở thành lãnh thổ của Nga.