Quảng Nam: trời mưa là HS không có chỗ ở!

Quảng Nam: trời mưa là HS không có chỗ ở!

(GD&TĐ) - Những cơn mưa và cái lạnh đầu mùa năm 2010 đã đến với Quảng Nam nói riêng và các tỉnh thành cả nước nói chung, cái lạnh đã kéo về kèm theo những nỗi lo của các thầy cô giáo đang dạy ở các huyện miền Núi cao thuộc tỉnh Quảng Nam. Không những thế mà nỗi lo nhất là việc ăn ở và việc học của con em trong thời gian mùa mưa bão đã đang cận kề kéo đến. Tuy năm nay mưa đến muộn nhưng không khí lo lắng đang đè lên vai của những em học sinh miền Sơn cước Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.  

Khu nhà xiêu vẹo khó chịu được qua mùa mưa năm nay, nhưng các em học sinh ở đây vẫn cố bám để học “con chữ”.
Khu nhà xiêu vẹo khó chịu được qua mùa mưa năm nay, nhưng các em học sinh ở đây vẫn cố bám để học “con chữ”.

Nếu mưa là không có chỗ ở!. 

Dưới con mưa của những ngày cuối tháng 10 và đầu tháng 11-2010, chúng tôi từ Trung tâm TP Tam Kỳ, Quảng Nam, vượt gần 150km để đến với huyện miền Núi cao Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, nơi giáp với tỉnh Kon Tum.

Khi nghe kể về việc ăn học của các em học sinh ở đây trong mùa mưa, tôi được anh bạn ở Đài  truyền thanh huyện đưa về lại trường Trung học cơ sở - Bán trú cụm xã (THCS-BTCX) Trà Nam huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, tại đây thầy trò của trường đang nơm nớp lo âu chuyện ăn ở để tiếp tục tìm cái chữ. 176 học sinh ở trong 4 túp lều nội trú bằng tre nứa với diện tích khoảng chừng 300 mét vuông thì quả là chuyện khó tưởng tượng nổi.

Các em học sinh vừa ở vừa lo nơm nớp khi mưa bão đến sẽ không có chỗ để ở.
Các em học sinh vừa ở vừa lo nơm nớp khi mưa bão đến sẽ không có chỗ để ở.

Năm học này, trường có 176 em học sinh thuộc diện nội trú. Vì thế với chỉ 4 lán trại tre nứa lụp sụp các em phải sống cảnh chen chúc qua ngày.

Trước đây nhà trường có 13 phòng học được xây dựng kiên cố nhưng kể từ khi có 1 em học sinh bị chết (do bão số 9 năm 2009 gây ra) thì các học sinh không ở nữa. Thứ nhất là do nhà trường nơm nớp lo sợ bị sạt núi nữa. Tiếp đến, theo phong tục của người Ca dong, chết do thiên tai gây ra là chết xấu nên các bậc phụ huynh nhất quyết không cho con em ở lại trong khu nội trú vì sợ bị con ma nó bắt.

Bây giờ ở trong những túp lều nội trú tạm bợ như vậy nên các học sinh rất hoang mang, lo lắng. các em phải nấu ăn, ngủ, học hành 1 chỗ. Những ngày này, mùa mưa đang đến với Quảng Nam nên những ngày vừa qua, các em học sinh và giao viên ở đây đang đứng ngồi không yên vì lo sợ.

Được biết, mùa mưa năm 2009, đất đá ở quả đồi phía sau trường ập xuống khu ở nội trú của học sinh trường THCS - BTCX Trà Nam và cướp đi sinh mạng của 1 học sinh lớp 6, làm bị thương 3 học sinh khác. Phòng ở, giường chiếu, chăn màng và nhiều sách vở, đồ dùng học sinh bị vùi lấp trong đống đất đá cao hơn 2 mét, không thể nào đào bới lên được.

Chúng tôi trở lại trường sau hơn 1 năm xảy ra vụ sạt núi kinh hoàng đó nhưng quan cảnh nơi đây giờ vẫn còn bề bộn, lo toan. Sân trường được phụ huynh học sinh và thầy cô giáo dựng đỡ túp lều tre nứa cho các em ăn ở để tiếp tục việc học hành.

Anh em Trần Văn Dương bên nồi cơm nguội và chén nước mắm nem ăn qua ngày.
Anh em Trần Văn Dương bên nồi cơm nguội và chén nước mắm nem

Ở lều tranh “cõng ước mơ” con chữ!

Khi chúng tôi bước vào lán trại của các em đang ở, đập vào mắt chúng tôi là các em đang học ăn cơm, một cái nồi nhỏ và chén nắm nêm, tâm sự với em Trần Văn Dương học sinh lớp 9/1 cho biết: Vừa ăn, Dương vừa ngồi xê dịch liên tục do mái bạt bị dột, nước mưa chảy vào son cơm.

Ở đây bạn em sợ lắm. Mùa mưa đến rồi, sách vở, mền chiếu sẽ ướt hết. Mấy bữa nay đêm khuya trời mưa chúng em bị ướt và lạnh lắm. Cũng chỉ vì cái chữ thôi các chú à. Chúng em ước mơ có 1 nơi ở ổn định để yên tâm đi học trong mùa mưa bão, chứ như năm ngoái (2009) tụi em sợ lắm - Dương tâm sự.

Bên cạnh khu ở của Dương là “phòng nội trú” dành cho các học sinh nữ. Cũng cảnh tượng tạm bợ, phên vách xiêu vẹo, trống rỗng nên việc sinh hoạt, ăn ở của các học sinh nữ gặp rất nhiều khó khăn. Chúng tôi đang ngồi hỏi chuyện Em Trần Thị Nhịp học sinh lớp 9/2 than: Bạn em là con gái mà ở trong cái lều tạm bợ nên muốn thay đồ đi học cũng phải chui vào trùm chăn lại. Mái lều thì dột, sàn nứa để ngũ cũng mục nát gãy lụp xụp nên rất khó khăn.

Chúng em rất cần có khu nhà nội trú xây kiên cố để tiện cho việc ăn ở, sinh hoạt. Các phòng ở tạm của học sinh được dựng bằng tre nứa, mái lợp tấm bạt nên trời nắng thì rất nóng, mưa thì dột nát, bán đêm thì gió thổi qua vách phên nên ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của các học sinh. Cạnh đó, với 4 túp lều chưa đầy 300 mét vuông mà có tới 176 học sinh ở nội trú thì việc tạo góc học tập riêng của mỗi học sinh cũng luôn bị ảnh hưởng.

Khu nội trú trường THCS-BTCX Trà Nam bị bão số 9 (2009) tàn phá và sạt lỡ vừa qua.
Khu nội trú trường THCS-BTCX Trà Nam bị bão số 9 (2009) tàn phá và sạt lỡ

Thầy Bùi Dũng - Hiệu trưởng trường THCS-BTCX Trà Nam cho biết: Mà mưa lũ đâu phải ngày một ngày hai nên việc học ở Trà Nam bây giờ vô cùng khốn khó. Do không có chỗ ở nên nhà trường đã vận động phụ huynh làm tạm khu kều cho các em ở và đi học. Mùa nắng các em có thể chịu được chứ bữa nay mùa mưa tới rồi khó khăn sẽ chất chồng. Nhà trường cũng đang xin kinh phí mua thêm tấm bạt và đinh, dây thép để sửa chữa lại các lều nội trú học sinh. Nếu sắp tới mưa lũ lớn thì chúng tôi sẽ đưa học sinh vào ở tạm trong các phòng học để bảo vệ tính mạng cho các em. Chờ mưa lũ lắng xuống sẽ đưa các em ra ở lại khu lều nội trú. Tuy nhiên, hiện nay, trường THCS - BTCX Trà Nam và trường tiểu học Trà Nam đều dạy chung 1 trụ sở chỉ có 6 phòng học nên nếu đưa học sinh vào ở tạm thì việc học chắc chắn sẽ bị ngưng trệ.

Được biết, hiện tại huyện Nam Trà My đang đầu tư xây trụ sở mới cho nhà trường nhưng chắc sang năm 2011 mới đưa vào sử dụng được. Tuy nhiên ở trường mới lại không có dự án xây dựng khu nội trú cho học sinh nên khó khăn phía trước vẫn còn nỗi lo lớn. 

Bài và ảnh: Nguyên Khang - Thọ Hoàng

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.