Quảng Bình: Phục dựng chùa cổ hơn 700 tuổi

GD&TĐ - Chùa Hoằng Phúc là ngôi chùa vừa có giá trị là một di tích lịch sử, vừa là một công trình tâm linh đã có hơn 700 năm. 
Lễ động thổ Chùa Hoằng Phúc được tổ chức ngày 30/11
Lễ động thổ Chùa Hoằng Phúc được tổ chức ngày 30/11

Trải bao biến cố thăng trầm của lịch sử, sức tàn phá của chiến tranh, thiên nhiên khắc nghiệt nên dấu tích chỉ còn lại là nền móng cổ xưa cùng một ít hiện vật quý...

Ngày 30/11, UBND tỉnh Quảng Bình cùng các đơn vị tài trợ đã tổ chức lễ khởi công phục dựng và tôn tạo Di tích lịch sử chùa Hoằng Phúc với tổng mức đầu tư là 40,4 tỷ đồng tại thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy

Chùa Hoằng Phúc là một trong những ngôi chùa cổ nhất Miền Trung đã có hơn 700 năm lịch sử và ngôi chùa này bắt nguồn từ Am Tri Kiến.

Dấu tích còn lại của chùa Hoằng Phúc ảnh 1
 Dấu tích còn lại của chùa Hoằng Phúc

Theo sử cũ chép lại, tháng 3 năm 1301 (Tân Sửu), Phật hoàng Trần Nhân Tông trên đường viễn du Chiêm Thành có ghé qua Am Tri Kiến, thuộc châu Lâm Bình. Vào năm Kỷ Dậu thứ 52 (1609), vua Thái tổ Hoằng đế, tức chúa Nguyễn Hoàng cho dựng chùa trên nền cũ và đặt tên là chùa Kính Thiên.

Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu cho sửa lại chùa và ngự đề một hoành biểu có tên là “Kính Thiên Tự”.

Năm 1821, vua Minh Mạng trong chuyến ngự giá Bắc tuần, ghé thăm chùa và cho đổi tên là “Hoằng Phúc Tự”, có nghĩa là phúc lớn. Nhân dân địa phương thường gọi là Chùa Quan.

Nơi đây không những là nơi thờ tự đức Phật, hoằng dương Phật pháp mà còn gắn liền với những sự kiện lịch sử của quê hương qua các thời kỳ. Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chùa bị tàn phá nghiêm trọng.

Đến nay, Chùa còn lưu giữ lại một số hiện vật như tượng Phật bà Quán thế âm Bồ Tát, Địa tạng Vương Bồ Tát cùng một số pháp khí bằng đồng được đúc rất tinh xảo, đặc biệt, vẫn còn đại hồng chung cao 1,15 m, đường kính thân chuông 0,57m, chu vi 1,45m được đúc vào thời vua Minh Mạng và cổng Tam Quan, nền nhà Chính điện.

Đây là ngôi chùa vừa có giá trị là một di tích lịch sử, vừa là một công trình tâm linh được nhân dân trong vùng quan tâm viếng thăm, thờ phụng. 

Năm 2010, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh cho chùa Hoằng Phúc.

Công trình này dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 3/2016. Khi hoàn thành, công trình hoàn sẽ là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, góp phần giữ gìn truyền thống bản sắc văn hóa, nêu cao lòng từ bi hướng thiện trong sinh hoạt cộng đồng của nhân dân nói chung và các phật tử nói riêng; đồng thời thúc đẩy phát triển ngành Du lịch trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lệ Thủy và tỉnh Quảng Bình.

Vở 'Kiều' của Nhà hát Cải lương Hà Nội được phục dựng theo đúng bản diễn năm 1993 của NSND Ngọc Dư. Ảnh: Hoàng Anh.

'Gặp' nàng Kiều 30 năm trước

GD&TĐ - Khi các đơn vị nghệ thuật có những phá cách về hình tượng nàng Kiều thì Nhà hát Cải lương Hà Nội lại 'trung thành' với bản diễn 30 năm trước.
Ảnh minh họa.

Thời xưa chữa cháy thế nào?

GD&TĐ - Trị lụt, cứu hỏa là những việc cần kíp, liên quan đến tính mạng nhân dân nên thời xưa, vua cũng đích thân chỉ đạo.
Ngoài xem nghệ sĩ biểu diễn, học sinh Trường THCS Nguyễn Du còn được tham gia trải nghiệm trên sân khấu. Ảnh: NTCC

Hun đúc tình yêu cải lương

GD&TĐ - Nhiều học sinh, sinh viên trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vô cùng thích thú khi được nhà trường giới thiệu về nghệ thuật cải lương.
Học sinh Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều hát múa 'Hãy phòng chống hỏa hoạn' do cô Hứa Thị Thu Huyền soạn lời theo dân ca quan họ Bắc Ninh. Ảnh: HTH

Âm nhạc truyền thống dẫn nhịp

GD&TĐ - Sử dụng làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh, cô giáo Hứa Thị Thu Huyền viết lời cho bài hát tuyên truyền phòng cháy chữa cháy.
Thiến là con đường tắt để theo đuổi sự nghiệp Castrato. Ảnh: Classicfm.com

Chuyện về ca sĩ Castrato

GD&TĐ - Thế kỷ XVIII, thính giả châu Âu phát cuồng vì giọng 'nam thiến' trầm ngọt ngân dài vô hạn của Francesco Bernardi (1686 - 1758, Italia).