Quảng Bình: Hoại tử chân vì rắn độc cắn

GD&TĐ - Ngày 1/9, tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba – Đồng Hới (Quảng Bình) cho hay, bệnh nhân Hồ Văn Thân (SN 1978) trú xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh – Quảng Bình bị rắn độc cắn dẫn đến hoại tử chân phải đang trong quá trình hồi phục sức khoẻ sau khi được tiến hành cắt bỏ phần chân bị hoại tử này.  

Anh Thân sau khi được các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba – Đồng Hới tiến hành phẩu thuật cắt bỏ chân phải đã bị hoại tử do rắn cắn.
Anh Thân sau khi được các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba – Đồng Hới tiến hành phẩu thuật cắt bỏ chân phải đã bị hoại tử do rắn cắn.

Anh Thân bị rắn cắn vào hôm 22/8 khi đi hái nấm lim ở trong rừng sâu ở khu vực cách nhà khoảng 1 ngày đường rừng. Đến chiều 28/8, anh Thân mới được một nhóm người hái nấm phát hiện cùng vết thương ở chân đã hoại tử khi phần thịt ở cẳng chân phải anh Thân đã bốc mùi hôi thối.

Theo anh Thân thì sau khi bị rắn cắn, chân tôi tê cứng lại không thể đi được nên phải xé dây vải buộc trên vết thương để độc khỏi lan nhanh vào người. Tôi bò lê trong rừng, hái một số loại lá và rễ cây để rịt vào vết thương, giữ mạng sống.

Suốt 6 ngày trong rừng, trừ những lúc mệt quá ngủ thiếp đi, phần lớn thời gian anh Thân đều bò bằng 2 tay để tìm lán trại của người đi rừng. Trong thời gian này, anh Thân phải hái quả dại, rau rừng để ăn tạm qua ngày, cầu mong gặp được người đi rừng cứu giúp…

Ngay sau khi nhập viện, các bác sĩ của Bệnh viện đã tiến hành phẩu thuật cắt bỏ phần chân bị hoại tử của anh Thân đồng thời dùng mọi biện pháp nhằm giải độc cơ thể của bệnh nhân nhằm chống nhiễm trùng, điều chỉnh rối loạn nước để sớm hồi phục vết thương cho bệnh nhân Thân.

Hiện tại sức khoẻ của bệnh nhân Thân đã tỉnh táo, hồi phục tích cực nhờ sự chăm sóc của các y, bác sĩ. Theo nhận định thì bệnh nhân Thân còn mất một thời gian khá dài nhằm điều trị giải độc cơ thể. Đây là trường hợp sống sót kì lạ với vết thương do rắn cắn, gây nhiễm độc cơ thể trong thời gian dài… nhiều bác sĩ khẳng định.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.