Quảng Bình: Doanh nghiệp nỗ lực đáp ứng đủ thiết bị học online

GD&TĐ - Trước tình hình dịch Covid-19 phức tạp, nhiều trường học ở Quảng Bình thường xuyên phải chuyển trạng thái từ học trực tiếp sang online, do đó nhu cầu mua máy tính, điện thoại để học online trở nên rất sôi động.

Sức mua điện thoại, máy tính ở Quảng Bình trong tháng 9-10 tăng đột biến vì nhu cầu học online.
Sức mua điện thoại, máy tính ở Quảng Bình trong tháng 9-10 tăng đột biến vì nhu cầu học online.

Nỗ lực đáp ứng đủ thiết bị học online khi dịch phức tạp

Học kỳ 1 năm học 2021-2022 đã gần kết thúc, suốt nhiều tháng qua, nhiều trường học trên địa bàn Quảng Bình cũng đã có thể quay trở lại học trực tuyến, thay vì học online. Tuy nhiên, hiện nay tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, khi xuất hiện các ca mới mắc Covid-19, không ít trường lại phải chuyển trạng thái từ trực tuyến sang online để đảm bảo công tác phòng chống dịch.

Sức mua điện thoại, máy tính ở Quảng Bình trong tháng 9-10 tăng đột biến vì nhu cầu học online.

Sức mua điện thoại, máy tính ở Quảng Bình trong tháng 9-10 tăng đột biến vì nhu cầu học online.

Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy là một trong những trường hợp đã phải chuyển trạng thái sang học online tạm thời do có giáo viên là F1. Từ ngày 23/12 vừa qua, BGH ngôi trường này đã buộc phải cho học sinh nghỉ học tạm thời, chuyển sang học online.

Trong suốt nhiều tháng qua, mặc dù còn có nhiều khó khăn, tuy nhiên cùng với sự chung tay của các tổ chức, đơn vị cũng như sự nỗ lực từ chính các phụ huynh học sinh, ngành giáo dục tỉnh Quảng Bình đang cố gắng tốt nhất có thể để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về thiết bị học tập, trong các tình huống phải chuyển sang trại thái học online, đảm bảo chương trình, nhiệm vụ năm học 2021-2022.

Minh Hóa là một huyện miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Quảng Bình, địa phương này là nơi nhiều lần phát hiện các chùm ca bệnh phức tạp, nhiều trường học phải tạm nghỉ học trực tiếp và chuyển sang học online. Mặc dù hiện nay, các trường học ở huyện Minh Hóa đã có thể quay trở lại học bình thường, tuy nhiên các ban ngành của huyện này vẫn hết sức chú trọng đến vấn đề thiết bị học online, chủ động trong tình huống dịch bùng phát trở lại.

Theo ông Đinh Tuấn Anh, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Minh Hóa, hiện nay có khoảng 70% học sinh cấp THCS trên địa bàn là có thiết bị để học online, còn với cấp tiểu học, số lượng này chỉ mới nằm ở mức 60%, đặc biệt là ở các xã biên giới, nơi đời sống bà con dân tộc khó khăn thì thiết bị cho học sinh còn thiếu, nhiều vùng còn chưa có sóng 3G.

“Mặc dù còn nhiều khó khăn, tuy nhiên ngành giáo dục huyện Minh Hóa và các trường đang từng bước để khắc phục, thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Đặc biệt chú trọng đến thiết bị học tập phục vụ học online cho các em, để dù trong tình huống dịch phức tạp thì việc học tập cũng không bị dán đoạn”, ông Anh chia sẻ.

Thị trường điện thoại, máy tính sôi động

Cũng vì nhu cầu mua sắm thiết bị học online, phụ huynh đổ xô đến các cửa hàng điện thoại, máy tính để mua máy cho con học tập, cùng với đó là các tổ chức, đơn vị hưởng ứng Chương trình “Sóng và máy tính cho em” mua máy móc để tặng học sinh nghèo với số lượng lớn.

Nắm bắt được nhu cầu này, rất nhiều cửa hàng, đơn vị cung cấp cũng đã dùng mọi cách để quảng bá sản phẩm, triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá, cũng như tư vấn để các phụ huynh có những sự lựa chọn phù hợp.

Anh Nguyễn Văn Dũng, quán lý của một hãng điện thoại có tiếng, đặt chi nhanh tại TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình cho biết, trong hơn 1 năm qua, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên lượng mua của các cửa hàng trong hệ thống giảm khá sâu. Tuy nhiên trong khoảng 4 tháng trở lại đây, lượng điện thoại bán ra đã tăng lên khá nhiều. Đột biến là trong tháng 9 và tháng 10 vừa qua.

“Tháng 9 và 10 vừa qua thậm chí số lượng máy bán ra của chúng tôi còn cao hơn dịp Tết và cao hơn 30% so với các tháng còn lại trong năm. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu học online của các em học sinh, đa số phụ huynh đều lựa chọn máy có giá ở mức vừa phải”, anh Dũng chia sẻ.

Trước đó, Sở GD-ĐT Quảng Bình cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh này ban hành phương án, kịch bản tổ chức năm học 2021-2022 linh hoạt, phù hợp với diễn biến dịch bệnh Covid-19 nhằm bảo đảm an toàn phòng chống dịch, đồng thời hoàn thành chương trình năm học chất lượng, hiệu quả.

Để hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu chính sách hỗ trợ học phí đối với bậc học mầm non và học sinh phổ thông công lập, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông.

Ngoài ra, hưởng ứng Chương trình “Sóng và máy tính cho em”, nhiều đơn vị, ban ngành tại Quảng Bình cũng đã đồng hành, triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, nhằm hỗ trợ các em học sinh nghèo, vùng sâu vùng xa có sóng 3G, có điện thoại, máy tính để tham gia học tập online, đảm bảo chất lượng giảng dạy ngay trong mùa dịch bệnh phức tạp. Trong đó, Hội Khuyến học tỉnh Quảng Bình đã trao tặng 1.000 điện thoại thông minh cho 1.000 học sinh lớp 9 và lớp 12 của các trường trên địa bàn để phục vụ việc học tập trực tiếp.

Đối tượng được nhận hỗ trợ điện thoại thông minh là những học sinh chưa có điện thoại thông minh hoặc các thiết bị nghe nhìn khác, thuộc các gia đình là hộ nghèo, cận nghèo, các gia đình gặp khó khăn, ưu tiên các học sinh có kết quả học tập khá, giỏi năm học 2020-2021.

“Qua khảo sát của Sở GD-ĐT Quảng Bình tại 32 trường THPT và 8 trung tâm GDDN với 34.009 học sinh, 8 phòng GD-ĐT huyện, thị xã, thành phố với 56.051 học sinh THCS và 93.971 học sinh tiểu học cho thấy, tỷ lệ học sinh đủ điều kiện học trực tuyến cấp tiểu học đạt 64,6%; cấp THCS 62,2% và cấp THPT 90,1%. Số lượng học sinh không đủ điều kiện học trực tuyến phần lớn là con em hộ nghèo, cận nghèo; học sinh dân tộc thiểu số ở các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn”.

“Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.