Quảng Bình đa dạng trong công tác phổ biến pháp luật tại nhà trường

GD&TĐ - Từ việc lồng ghép nội dung tuyên truyền liên quan đến TTATGT vào trường học của lực lượng CSGT công an huyện Tuyên Hóa – Quảng Bình đã cho thấy hiệu quả khi phần lớn học sinh đã tự giác chấp hành pháp luật nghiêm túc. Qua đó cho thấy hiệu quả cao trong việc phối hợp của những cơ quan có chức năng nhằm hạn chế tối đa việc vi phạm pháp luật của học sinh.

Buổi ngoại khóa tuyên truyền phổ biến pháp luật cho học sinh Tiểu học của lực lượng CSGT công an huyện Tuyên Hóa.
Buổi ngoại khóa tuyên truyền phổ biến pháp luật cho học sinh Tiểu học của lực lượng CSGT công an huyện Tuyên Hóa.
Trong 9 tháng năm 2018 Công an huyện Tuyên Hóa đã phối hợp cùng các trường đã tổ chức 25 buổi tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa mang lại nhiều kiến thức bổ ích, dễ nhớ, dễ thực hiện cho các em học sinh tại các trường THPT và THCS khoảng 12.650 lượt giáo viên và học sinh tham gia…  

Ông Hoàng Văn Phúc, trưởng phòng GD&ĐT huyện Tuyên Hóa chia sẻ, việc phối hợp chặt chẽ trong công tác tuyên truyền giúp học sinh hiểu rõ những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân, gia đình và xã hội như thế nào để từ đó tránh được hiểm họa này cho học sinh là điều đáng mừng.

Tuy nhiên, để thực hiện tốt hơn nữa cần có sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường với Hội cha mẹ học sinh trong quản lý, giáo dục con em sau giờ học.

Nhà trường vẫn khó có thể giám sát được học sinh sau những giờ học bởi thực tế cho thấy, một số học sinh cố tình vi phạm gây ảnh hưởng đến tình hình trật tự an toàn giao thông chung, nhất là vào thời gian tan học lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông đông trên địa bàn.

Chính vì vậy, phòng GD&ĐT huyện Tuyên Hóa chỉ đạo các trường học trên địa bàn quan tâm, thực hiện tốt công tác giáo dục pháp luật về TATTGT trong nhà trường và phối hợp chặt chẻ với lực lượng CSGT căn cứ vào tình hình địa bàn, lứa tuổi, đối tượng cụ thể để tổ chức các hình thức tuyên truyền cho phù hợp để từ đó giúp học sinh hiểu biết tốt hơn nữa pháp luật và chấp hành pháp luật một cách nghiêm túc.

Có thể thấy rằng, ngoài việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành các tờ rơi, bộ ảnh thì những buổi nói chuyện lồng ghép với tuyên truyền pháp luật với nhiều hình thức khác như tổ chức ngoại khóa pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật mang lại nhiều kiến thức bổ ích, dễ nhớ, dễ thực hiện đối với học sinh nhất…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ