Quản lý và phát triển nguồn nhân lực - ngành “hot” hiện nay

GD&TĐ - Quản trị nhân sự là bộ phận không thể thiếu trong các đơn vị và ngày càng đóng vai trò quan trọng.

Nhân lực là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển trong mọi cơ quan, tổ chức . Ảnh minh họa/internet
Nhân lực là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển trong mọi cơ quan, tổ chức . Ảnh minh họa/internet

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền - Trưởng khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), nhân lực là yếu tố then chốt quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tất cả các cơ quan, tổ chức; đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ và các rủi ro dịch bệnh, rủi ro tài chính có xu hướng ngày càng tăng. 

Chương trình đào tạo cử nhân ngành Quản lý và phát triển nguồn nhân lực trang bị cho người học kiến thức cơ bản và chuyên sâu về khoa học Quản lý và phát triển nguồn nhân lực bao gồm, các chính sách vĩ mô về quản lý lao động; những nguyên tắc điều hành, quản lý nhân sự;

Các kiến thức liên quan đến đánh giá, tuyển dụng, đào tạo nhân sự, chính sách chi trả tiền công, tiền lương, các bước khảo sát nghiên cứu thị trường lao động để hoạch định, tổ chức, thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho tổ chức, doanh nghiệp.

Một tiết học của sinh viên ngành Quản lý và phát triển nguồn nhân lực
Một tiết học của sinh viên ngành Quản lý và phát triển nguồn nhân lực

PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền - Trưởng khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn trao đổi, ngoài kiến thức về kỹ năng mềm (kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp…), sinh viên được trang bị kỹ năng chuyên môn như:

Kỹ năng phân tích, viết và trình bày được báo cáo có nội dung chuyên môn; kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý các chương trình, dự án, hoạt động trong ngành quản lý và phát triển nguồn nhân lực; kỹ năng sử dụng được các phần mềm chuyên ngành, tiếng Anh chuyên môn phục vụ quản lý và phát triển nguồn nhân lực.

Sinh viên tự nghiên cứu tài liệu trong Thư viện Lương Định Của
Sinh viên tự nghiên cứu tài liệu trong Thư viện Lương Định Của

Cử nhân ngành Quản lý và phát triển nguồn nhân lực được đào tạo tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam có đủ trình độ và năng lực để công tác tại các vị trí:

Cán bộ, công chức, nhân viên về quản lý đào tạo, quản lý nhân sự, quản lý lao động, chuyên viên tuyển dụng, chính sách-đãi ngộ, chuyên viên bảo hiểm, truyền thông, chuyên viên tổ chức sự kiện, chuyên viên quan hệ lao động xã hội tại các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp.

Giảng viên, chuyên gia, cán bộ nghiên cứu về quản lý và phát triển nguồn nhân lực, quản lý lao động tại các trường đại học, cao đẳng, viện, trung tâm nghiên cứu.

Cán bộ quản lý, cán bộ tư vấn liên quan tới phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức phi chính phủ hoạt động vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển con người. Làm chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ngoài cơ hội nhận học bổng khuyến khích học tập, học bổng tài năng, học bổng vượt khó từ Học viện, doanh nghiệp và cựu sinh viên thành đạt với tổng giá trị học bổng là trên 30 tỷ đồng/năm; Sinh viên có cơ hội tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình trao đổi sinh viên quốc tế và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và tình nguyện vì cộng đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.