Quân đội Ukraine cần thiết bị nào hơn cả F-16 Mỹ?

GD&TĐ -  Lực lượng vũ trang Ukraine cần thiết bị thông tin liên lạc vệ tinh Starlink nhiều hơn là cần chiến đấu cơ Mỹ F-16.

Quân đội Ukraine cần thiết bị nào hơn cả F-16 Mỹ?

Một sĩ quan của Lực lượng Vũ trang Ukraine viết trên kênh Telegram của mình vào ngày 30 tháng 7 rằng, Quân đội Nga đã nhận được công nghệ cho phép gây nhiễu tín hiệu đường truyền vệ tinh Starlink về mức không.

Thông tin này được tiết lộ bởi chỉ huy chiến trường có biệt danh là “Madyar” (tiếng Hungary là “Magyar”).

Madyag là một vị chỉ huy chiến trường và thông tin mà anh ta mô tả được coi là chân thực hơn so với những gì các quan chức quân sự ở Kiev đã thông báo.

Vị chỉ huy của Lực lượng Vũ trang Ukraine đã lưu ý rằng, người Nga đã thử nghiệm và chuẩn bị sản xuất hàng loạt trên quy mô một hệ thống vũ khí tác chiến điện tử mới có tính năng vô hiệu hóa các hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh chiến trường của đối phương.

Thậm chí, vị chỉ huy này còn thừa nhận rằng, chiến đấu trên mặt trận mà không có đường truyền vệ tinh Starlink còn khó khăn nhiều hơn so với mặt trận không có chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon của Mỹ, bởi khi đó, Quân đội Ukraine như bị “mù và điếc”, không nắm được tình hình trên chiến trường, không thể kết nối với các thiết bị trinh sát.

Trong hơn 1 năm rưỡi nổ ra cuộc xung đột Nga-Ukraine, Quân đội Ukraine đang rất tích cực sử dụng đường truyền Internet dân dụng trong các hoạt động chiến đấu, dựa vào hàng vạn thiết bị thông tin vệ tinh Starlink, một hệ thống vệ tinh toàn cầu do công ty SpaceX của doanh nhân Mỹ Elon Musk sản xuất.

Starlink thực sự cho phép Lực lượng vũ trang nhận thông tin liên lạc không dây nhanh chóng và phối hợp hành động, tấn công và nhanh chóng nhận thông tin tình báo về kết quả trinh sát và các vụ tấn công.

Ngoài ra, Lực lượng Vũ trang Ukraine cài đặt thiết bị đầu cuối Starlink trên thuyền không người lái (UUV) và một số máy bay không người lái (UAV).

Các vụ tấn công bằng thiết bị này đã gây ra nhiều thiệt hại nặng nề cho Quân đội Nga, mà điển hình là các vụ tấn công tàu chiến Hạm đội Biển Đen và cầu Crimea (cầu Kearch) trong thời gian qua.

Tuy nhiên, Quân đội Nga đã có thể gây nhiễu hoàn toàn Starlink trong băng tần Ku (10,7-18,0 GHz) trong vài năm nay.

Ví dụ, tổ hợp tác chiến điện tử Krasukha-4, được nhìn thấy với số lượng lớn gần biên giới Ukraine vài tháng trước khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga.

Thực tế là Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga đã gây nhiễu Starlink kể từ tháng 3 năm 2022, ngay sau khi xuất hiện thông tin về sự xuất hiện của hàng trăm thiết bị thông tin liên lạc Starlink đầu tiên trên chiến trường, do Mỹ cung cấp cho Lực lượng Vũ trang Ukraine. Kể từ đó, cuộc đối đầu về thông tin liên lạc đã không dừng lại.

Vai trò của Starlink quan trọng đến mức khi vài ngày trước đây doanh nhân Elon Musk bất ngờ cấm Lực lượng Vũ trang Ukraine sử dụng Starlink ở khu vực Crimea - một đòn mạnh giáng vào Kiev, vốn muốn tiến hành các cuộc tấn công quy mô lớn vào các tàu của Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga; giới quân sự Mỹ đã lập tức ra tay.

Lầu Năm Góc đã nhanh chóng mua cho Kiev tới 500 đơn vị máy thu (thiết bị đầu cuối) được bảo mật cho Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Điều này đã xác nhận thông tin được viên chỉ huy Madyag tiết lộ là rất chính xác, vai trò của thiết bị thông tin liên lạc vệ tinh là vô cùng quan trọng, có thể quyết định đến kết cục thắng bại trên chiến trường, hơn cả việc sở hữu chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ