Quân đội triển khai trạm sản xuất oxy lưu động sẵn sàng hỗ trợ TP Hồ Chí Minh

GD&TĐ - Mỗi trạm sản xuất oxy lưu động gồm 1 đơn vị máy móc, thiết bị sản xuất đặt trên xe vận tải và 1 máy nổ phát điện dự phòng di động kèm. Oxy được sản xuất theo công nghệ PSA, tạo ra sản phẩm oxy tinh khiết.

Nguồn: Vietnam+.
Nguồn: Vietnam+.

Ngày 24/8, Quân chủng Phòng không-Không quân, Bộ Quốc phòng triển khai hai trạm thiết bị sản xuất oxy di động có công suất thiết kế 16m3/giờ tại Bệnh viện Quân y 175 để sẵn sàng hỗ trợ kịp thời nhu cầu oxy y tế của các bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Mỗi trạm sản xuất oxy lưu động gồm một đơn vị máy móc, thiết bị sản xuất đặt trên xe vận tải và một máy nổ phát điện dự phòng di động kèm.

Nhân lực tại trạm thiết bị sản xuất oxy lưu động gồm sáu người, trong đó hai lái xe và bốn nhân viên điện khí phục vụ sản xuất.

Mỗi trạm sản xuất oxy lưu động có công suất mỗi ngày có thể cho ra 40-60 bình oxy sang chiết 40 lít, áp suất 150 kg/cm2. Oxy được sản xuất theo công nghệ PSA, tạo ra sản phẩm oxy tinh khiết đạt tỷ lệ 99,5% theo thiết kế.

Hiện nay, nhu cầu oxy thở từ các bệnh viện, nhất là các bệnh viện điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 rất cao. Mặc dù lượng oxy sản xuất vẫn đáp ứng nhu cầu tại các bệnh viện nhưng do việc phối hợp giữa khâu sản xuất, vận hành đưa oxy đến các bệnh viện còn chưa đồng bộ, kịp thời dẫn đến có những thiếu hụt cục bộ về oxy y tế.

Hệ thống sản xuất oxy lưu động của Bộ Quốc phòng với ưu điểm có thể cơ động nhanh chóng đến mọi vị trí sẽ góp phần thiết thực đáp ứng ứng nhu cầu cấp thiết về oxy y tế cho các bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn Thành phố.

Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà máy A41 của Quân chủng Phòng không-Không quân đang triển khai ba dây chuyền sản xuất oxy lỏng tại chỗ với công suất khoảng 4.300 bình oxy loại 40 lít.

Trước đó, ngày 18/8, Nhà máy A41 đã trao tặng TP Hồ Chí Minh 1.000 bình oxy thở dung tích 40 lít cho 12 bệnh viện dã chiến, thu dung điều trị Covid-19.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.