Gấc là một cây thực phẩm đặc biệt của Việt Nam, có danh pháp khoa học momordica cochinchinensis, thuộc chi mướp đắng. Hoa có sắc vàng.
Quả hình tròn, sắc xanh, khi chín chuyển sang đỏ cam. Vỏ gấc có gai rậm. Bổ ra mỗi trái thường có sáu múi, thịt gấc màu đỏ cam, hạt màu nâu thẫm.
Ở Việt Nam có khoảng 3 loài thường gọi là gấc nếp, gấc tẻ và gấc lai. Trái gấc được sử dụng trong ẩm thực lẫn y học.
Gấc là giống cây thuộc họ bầu, bí. Người ta thường dùng loại quả có màu sắc rực rỡ này nấu xôi để có màu đỏ đẹp. Ít ai biết rằng gấc còn rất tốt cho sức khỏe.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, chất Lycopen trong cà chua có khả năng phòng chống ung thư, hạn chế sự phát triển các tế bào ung thư.
Nhưng theo nghiên cứu của Đại học Califonia thì hàm lượng Lycopen trong Gấc còn cao gấp 70 lần. Không chỉ vậy, gấc còn chứa nhiều các chất khác như Vitamin E, carotene... làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt... Do đó, người Mỹ gọi gấc là loại quả đến từ thiên đường.
Trong dầu gấc chứa khá nhiều hàm lượng Beta carotene. Là tiền sinh tố của Vitamin A. Chất này khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A, loại vitamin tuyệt vời đối với mắt.
Beta - carotene là một chất có khả năng chống oxy hóa rất cao, chống lại sự lão hóa và các bệnh lý ở phổi, tim, mạch máu, thần kinh...
Vitamin A góp phần rất lớn để tạo ra sức đề kháng tự nhiên của da, niêm mạc. Sinh tố này còn giúp phòng chống nhiễm trùng, khô mắt, mù mắt, khô da, loét miệng, bảo vệ cơ thể...
Trái gấc mọng đỏ tươi thân leo mảnh mai nhưng lại ẩn chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng đáng khâm phục. Dầu gấc màu đỏ sánh, ngọt béo chứa rất nhiều vitamin, trong đó hàm lượng Lycopen, beta carotene, Alphatocopherol... cao gấp 68 lần cà chua.
Trong lớp màng đỏ bao quanh hạt gấc còn chứa rất nhiều vitamin E chất chống oxi hóa, chống lão hóa tế bào. Các chất thiên nhiên này góp phần giữ gìn sự thanh xuân, chống sạm da, khô da, rụng tóc...
Hạt gấc: vị ngọt, tính ấm, hơi có độc. Tác dụng thông huyết ứ, tiêu mụn nhọt, hạ ch kết, làm mau khỏi chỗ sưng đau. Ngâm với dấm bôi chủ trị quai bị, mụn hạch, anh lựu cổ có bướu, tràng nhạc hạch đàm kết, huyết tích khối rắn chắc sưng đau. Ngâm rượu, bôi trị chứng sang thương huyết ứ bầm tím sưng đau.
Rễ gấc: vị đắng, tính mát. Tác dụng tiêu viêm, giải độc, tiêu thũng, chỉ thống. Cách dùng: ngâm rượu hoặc sắc uống ngày 2 lần, mỗi lần sắc 12-14g, chữa cơ khớp đau nhức.
Lá gấc: dùng tươi giã đắp ngoài chữa sưng đau, lá non làm rau, nấu canh hoặc xào ăn, tác dụng bổ mát, nhuận tràng.
Quả gấc có thể chữa bệnh trĩ: hạt gấc 2-3 hạt giã nát hòa với nước xông rử a và lấy nước đặc bôi lên ngày vài lần.
Quả gấc có thể chữa quai bị: nhân hạt gấc 40g, xích tiểu đậu, đại hoàng 40g. Các vị tán nhuyễn hòa dầu mè bôi ngày vài lần.
Quả gấc có thể chữa răng lợi sưng đau chảy máu: hạt gấc giã nhỏ hòa nước ngậm khoảng 30 phút rồi nhổ đi.