Quả độc, lạ dịp Tết có phải do biến đổi gen?

Nhiều hoa quả độc, lạ được tung ra thị trường vào dịp Tết, người dân băn khoăn liệu đó có phải là hoa quả biến đổi gen?

Quả độc, lạ dịp Tết có phải do biến đổi gen?

Sắp đến Tết, nhiều loại hoa quả độc lạ được tung ra thị trường để đáp ứng cho nhu cầu mua bán của người dân. Các loại quả như quả lê hình em bé, quả dưa hấu thỏi vàng, quả bưởi hình tay phật, quả bưởi hồ lô, đào tiên hồ lô có giá từ 100 nghìn đồng cho đến cả triệu đồng.

Quả độc, lạ dịp Tết có phải do biến đổi gen?

Lo ngại về từ “biến đổi gen” nên nhiều người cứ nói đến biến đổi gen là sợ và ngay cả các sản phẩm lạ mắt, đẹp mắt họ cũng cho rằng có thể là sản phẩm biến đổi gen. GS - TS Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam cho biết, các loại quả độc đáo trên không phải là sản phẩm biến đổi gen được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Mấy năm nay, do trào lưu thích những quả đẹp, độc, lạ và gắn với quan niệm "tốt lễ, dễ nói" của nhiều người đặc biệt trong giới đại gia, nhiều nông dân đã sáng tạo những quả có hình thù đẹp, ý nghĩa, tượng trưng cho tiền tài, lộc phát trong năm mới. Họ đã tạo ra các khuôn và đưa quả vào đó từ khi quả còn bé.

Theo lẽ tự nhiên, những loại quả sẽ phát triển bình thường và bị các khuôn ức chế phát triển theo hình mẫu sẵn tạo nên những trái bưởi tay phật, quả lê hình như em bé, dưa hấu hồ lô, dưa hấu thỏi vàng được tạo ra.

Còn đối với những loại cây ngũ quả gồm bưởi, cam canh, quýt, quất, phật thủ là kỹ thuật ghép cành của người nông dân. Giáo sư Dũng phân tích, quả biến đổi gen không phải là biến đổi hình thù mà nó chỉ là loại cây trồng thích hợp với môi trường, chống lại sâu bệnh, có sức đề kháng với các loại hóa chất để tồn tại.

Khi cây phát triển tốt thì hoa, trái cho năng suất cao hơn chứ không phải bắp ngô biến đổi gen là có màu tím hay quả cà chùa biến đổi gen thì quả thành hình khác, cây bưởi biến đổi gen thì quả hình hồ lô…

Quả độc, lạ dịp Tết có phải do biến đổi gen?

Thực tế, trong thiên nhiên vẫn xảy ra những sự kiện biến đổi gen nhằm mục đích có lợi cho tiến hóa. Nhưng sự biến đổi trong thiên nhiên rất chậm, diễn ra trong hàng trăm hàng nghìn năm hoặc lâu hơn nữa.

Còn biến đổi gen theo công nghệ sinh học mà trên thế giới đã và đang làm chỉ diễn ra trong vài năm do có sự chủ động của con người nhằm mục đích có lợi cho con người. Biến đổi gen là chuyện bình thường, nhưng nhiều người mới nghe thấy biến đổi gen thì sợ, rồi thấy cái gì lạ lẫm, khác thường thì cho rằng đó là biến đổi gen.

Với bắp ngô có nhiều màu sắc hay còn gọi là ngô bẩy sắc cầu vồng, Giáo sư Dũng cho biết đó chỉ là do lai tạo giống chứ không có cắt ghép biến đổi gen. Tuy vậy, người ta không dám ăn mà chỉ xem nó là loại cây cảnh chơi bời. Quan điểm ấy là sai lầm. Ở Trung Quốc đất nước có hơn một tỷ dân, họ đang nuôi 500 triệu con lợn, 13 tỷ con gia cầm nên cần lượng thức ăn công nghiệp rất lớn. Vì vậy, họ phải đẩy mạnh cây trồng biến đổi gen. Đặc biệt, là hai cây ngô và đậu tương.

Cho đến nay, thế giới vẫn khuyến cáo nên sử dụng cây trồng biến đổi gen để phục vụ nhu cầu của con người. Cây biến đổi hoàn toàn an toàn, không có tác hại gì tới con người.

GS Dũng nói: “Không có công trình nào cho thấy sự mất an toàn của thực phẩm biến đổi gen. Chỉ có một thí nghiệm về thực phẩm biến đổi gen trên chuột tạo ra bệnh ung thư. Nhưng về sau, các nhà khoa học đã chứng minh thí nghiệm này là sai hoặc có mục đích xấu là ngay từ đầu đã chọn chuột thí nghiệm để gây ung thư”.

Theo Zing/VTC News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ