PVF và giấc mơ World Cup của bóng đá Việt Nam

Được góp mặt tại World Cup là niềm mơ ước qua nhiều thế hệ của người hâm mộ Việt Nam nhưng chưa thành hiện thực. 

Đầu tư bóng đá từ gốc với lộ trình cụ thể và bài bản
Đầu tư bóng đá từ gốc với lộ trình cụ thể và bài bản

Nắm bắt cơ hội và hiện thực hóa giấc mơ World Cup

Những năm trước đây, Đội tuyển Việt Nam chưa bao giờ có cơ hội cạnh tranh ở những vòng loại đầu tiên của World Cup chứ chưa nói đến việc giành vé tới vòng loại cuối cùng.

Giới chuyên gia cho rằng, giải khu vực còn chưa xong thì sao dám mơ đến tầm thế giới. Nhưng chỉ trong 2 năm qua, chúng ta giành Á quân U23 châu Á 2018, hạng 4 ASIAD 2018, vô địch AFF Cup 2018, tứ kết Asian Cup 2019, nhất bảng vòng loại U23 châu Á.

Với những chiến công liên tiếp, người hâm mộ có quyền đặt niềm tin vào những thành tích cao hơn của bóng đá Việt Nam - bỏ qua “ao làng” để vươn ra biển lớn.

Tuy nhiên với cách làm bóng đá từ gốc với lộ trình cụ thể và mức đầu tư chưa từng có như cách PVF đang làm, mục tiêu Olympic Paris 2024 và Vòng chung kết FIFA World Cup 2026 đang đến gần hơn với bóng đá Việt Nam.

Đã qua thời các ông bầu vung tiền mua ngôi sao để nhận “trái đắng”, bóng đá Việt Nam nhận ra tầm quan trọng của việc “xây nhà từ móng” - muốn phát triển bóng đá phải đi lên từ việc đào tạo trẻ.

Một loạt thay đổi lớn trong đào tạo bóng đá trẻ đã diễn ra: HAGL hợp tác với Arsenal (Anh), TP. HCM hợp tác với Lyon (Pháp) hay Hà Nội miệt mài nuôi dưỡng lứa cầu thủ tài năng...

Đặc biệt khi PVF đầu tư 35 triệu USD xây dựng Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ đồng bộ, hiện đại nhất khu vực, đã làm thay đổi cơ bản nhận thức và giải pháp trong huấn luyện cầu thủ trẻ.

trong đó, tập trung vào khoa học dinh dưỡng, kỹ chiến thuật – được coi là những giải pháp căn cơ cho một nền bóng đá phát triển. PVF không chỉ đào tạo ra lứa cầu thủ chất lượng, đủ đức đủ tài mà còn trở thành điểm tập luyện thường xuyên của các ĐTQG.

Nhờ sự đầu tư bài bản mà bóng đá Việt Nam đang có 1 thế hệ vàng với Quang Hải, Công Phượng, Văn Hậu, Xuân Trường, Đức Chinh… Chúng ta đã ở vị thế mới, sẵn sàng đối đầu sòng phẳng với những đối thủ mạnh ở cấp châu lục.

Mới nhất là tại vòng loại World Cup 2022, thầy trò HLV Park Hang-seo đã bất bại 3 trận đầu tiên và có được 7 điểm - màn khởi đầu tốt nhất trong những lần vòng loại đã qua. World Cup dù chưa phải trong tầm tay, nhưng đó không còn là nhiệm vụ bất khả thi.

Nói như ông Trần Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch thường trực Liên đoàn Bóng đá Việt Nam VFF: “Bóng đá Việt Nam đã đạt được những thành công bước đầu, khẳng định thời gian qua chúng ta đã đi đúng hướng”.

Đặc biệt, ông Trần Quốc Tuấn cho rằng việc tới đây Vòng chung kết World Cup 2026 mở rộng từ 32 lên 48 đội mở ra cơ hội cho bóng đá châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Với những thành tích hiện tại chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng và tin tưởng bởi châu Á sẽ có 8,5 suất.

“Cơ hội mở ra chiến dịch đua tranh cho các nước Đông Nam Á nên chúng ta không thể chậm trễ hơn. Chúng ta đã đi đúng hướng, nhưng cần đẩy mạnh hơn nữa”, ông Tuấn khẳng định.

Vươn ra thế giới để “cá chép hoá rồng”

Việc cạnh tranh để trở thành 1 trong 48 đội mạnh nhất (từ World Cup 2026) giành quyền tham dự ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh là mơ ước không dễ dàng. Tuy nhiên, xét về thực lực hiện tại, Việt Nam hiện chỉ kém nhóm các đội hạt giống số 1, gồm Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Qatar, UAE.

Các đội hạt giống số 2 như Trung Quốc, Saudi Arabia, Iraq, Uzbekistan không còn quá vượt trội với tuyển Việt Nam. Đặc biệt, cơ sở quan trọng cho khát vọng này là chất lượng cầu thủ của chúng ta đang được nâng lên đáng kể - thành quả của quá trình đào tạo trẻ hơn 10 năm qua.

Cũng theo ông Tuấn, việc đào tạo trẻ đang làm rất tốt, và sự tích cực của các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ hiện đại như PVF mang tới niềm hy vọng lớn cho nền bóng đá Việt Nam.

Bên cạnh đẩy mạnh chất lượng các giải đấu quốc nội, việc đưa cầu thủ sang thi đấu tại các môi trường bóng đá phát triển tại châu Á và châu Âu là hướng đi tích cực. Các cầu thủ được trui rèn tại các nền bóng đá đỉnh cao, tự phát triển kỹ năng chơi bóng cũng như tính chuyên nghiệp của cầu thủ quốc tế.

Tới đây, cơ hội thi đấu và rèn luyện ở châu Âu - đấu trường bóng đá chất lượng nhất thế giới - của các tuyển thủ trẻ Việt Nam sẽ lớn hơn rất nhiều khi Vingroup vừa ký hợp tác đào tạo với CLB Sarajevo, đội bóng giàu thành tích nhất Bosnia & Herzegovina và là đại diện nổi bật nhất của nước này trong các giải đấu ở châu Âu.

Đương kim vô địch của Bosnia & Herzegovina cam kết tạo nhiều cơ hội cho các cầu thủ Việt được thể hiện mình tại trời Âu bằng thời gian ra sân cụ thể.

Đây không phải là “cơ hội từ trên trời rơi xuống” mà là bước đi mang tính lộ trình của Vingroup ngay từ khi thành lập PVF. Khát vọng góp phần đưa bóng đá Việt Nam vươn tầm thế giới của PVF đang gần với hiện thực hơn bao giờ hết.

Phó Chủ tịch thường trực VFF đánh giá việc đưa cầu thủ ra nước ngoài thi đấu là điều bất kỳ nền bóng đá nào cũng mong muốn nhưng thường bị hạn chế và khó khăn do khả năng và tiềm năng.

“Ở Nhật Bản và Hàn Quốc, các tập đoàn kinh tế thường hỗ trợ cho LĐBĐ đưa cầu thủ tài năng ra nước ngoài thi đấu ở những nền bóng đá phát triển hơn.

Sau khi tích lũy được kinh nghiệm, họ sẽ quay trở lại phục vụ rất tốt cho ĐTQG. Thực tế là nhờ đó, Nhật Bản và Hàn Quốc đang rất thành công ở đấu trường bóng đá thế giới. Chúng ta hoàn toàn có thể trông đợi thành quả tiếp theo đến với bóng đá Việt Nam”, ông Tuấn nói.

Bằng việc đầu tư lớn, lộ trình cụ thể, PVF đang góp phần mở ra trang mới với bóng đá Việt Nam: khoa học hơn, chuyên nghiệp hơn, vươn tầm ra thế giới. Giấc mơ World Cup của hàng triệu người hâm mộ Việt qua bao thế hệ đang dần trở thành hiện thực!

Theo Tiền Phong

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ