Tinh hoa nghệ thuật hội tụ tại tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024

GD&TĐ - Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 (từ 7 - 12/6) diễn ra vừa qua với nhiều chương trình đặc sắc.

Tiết mục khai mạc Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024.
Tiết mục khai mạc Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024.

Với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển", Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 (nằm trong Festival Huế 2024 tổ chức xuyên suốt 4 mùa trong năm) với các chương trình, lễ hội có sự tham gia của các đoàn nghệ thuật, nhóm nghệ sĩ tiêu biểu trong nước và 7 quốc gia trên thế giới sẽ phô diễn những nét độc đáo, tinh tế, sự đa dạng về nghệ thuật truyền thống và đương đại của Việt Nam và thế giới.

Theo Ban tổ chức Festival Huế, các lễ hội quy mô, độc đáo với các chương trình chính và nhiều hoạt động hưởng ứng bên lề diễn ra tại thành phố Huế và các địa phương. Đặc biệt, sân khấu trong lễ khai mạc, bế mạc và chương trình âm nhạc Trịnh Công Sơn tại Festival năm nay diễn ra tại điện Kiến Trung – cung điện lộng lẫy bậc nhất kinh thành Huế.

Với chủ đề “Khát vọng rạng rỡ ngàn sau”, lần đầu tiên Chương trình Khai mạc Tuần lễ Festival Huế 2024 được tổ chức tại Điện Kiến Trung, Đại Nội Huế. Những tinh hoa của Cố đô Huế được tỏa sáng qua phần dàn dựng kết hợp trình chiếu Laser, Led Matrix, Hologram, 3D Mapping trên nền sân khấu nghệ thuật bán thực cảnh tại Điện Kiến Trung.

2.jpg
Lần đầu tiên lễ khai mạc, bế mạc Festival Huế được diễn ra phía trong Hoàng thành Huế tại Điện Kiến Trung.

Bên cạnh đó là các hoạt động đặc sắc, như Lễ hội Hoa Đăng; Liên hoan Ẩm thực; Festival bánh Việt Nam; Ngày hội ẩm thực chay Huế; Ngày hội “Sóng nước Tam Giang”… Song song là các hoạt động trưng bày, triển lãm: Triển lãm “Cổ vật hội tụ” có sự tham gia của các nhà sưu tập cổ vật 3 miền Bắc – Trung – Nam với các hiện vật triều Nguyễn; Triển lãm của Nghệ sĩ Nhân dân Trần Độ với bộ sưu tập gốm về rồng trong khuôn viên điện Kiến Trung…

Ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Trưởng Ban Tổ chức Festival Huế 2024 cho biết, để đem đến các chương trình hấp dẫn, tỉnh không chỉ đổi mới công tác tổ chức mà còn xây dựng những sản phẩm mới lạ, phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.

“Chúng tôi hướng các lễ hội, hoạt động văn hóa đến cộng đồng, người dân và du khách; để nhân dân thật sự là chủ thể sáng tạo, là đối tượng thụ hưởng của Festival. Rất mừng là từ năm 2022, khi thay đổi theo xu thế này, người dân Huế và cộng đồng, du khách, doanh nghiệp rất hoan nghênh. Họ được tiếp cận trực tiếp với các loại hình nghệ thuật, lựa chọn trải nghiệm các lễ hội theo cách thoải mái nhất.

3.jpg
Các chương trình đặc sắc tại Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024.

Festival sẽ đóng góp vào việc thực hiện thành công Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh” – ông Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.

Trước đó tại Hà Nội, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ VHTT&DL, Bộ TT&TT tổ chức họp báo quốc tế về Festival Huế 2024 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”.

Ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, qua 24 năm tổ chức, Festival Huế đã đạt được những thành tựu nổi bật. Festival Huế 2024 tiếp tục là hoạt động văn hoá đặc sắc, hấp dẫn bởi tính truyền thống, ấn tượng và nhân văn.

Festival Huế 2024 theo định hướng bốn mùa sẽ tiếp tục khai thác các chuỗi lễ hội trải dài trong năm, từng bước xây dựng hệ thống chương trình lễ hội mới, gồm: Lễ hội mùa Xuân – ‘Xuân Cố đô” (diễn ra từ tháng 1-3); Lễ hội mùa Hạ - “Kinh thành tỏa sáng” (diễn ra từ tháng 4-6); Lễ hội mùa Thu – “Huế vào Thu” (diễn ra từ tháng 7-9); Lễ hội mùa Đông – “Mùa Đông xứ Huế” (diễn ra từ tháng 10-12).

Bên cạnh đó, điểm nhấn của Festival Huế 2024 là Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” diễn ra từ ngày 7-12/6.

5.jpg
Chương trình họp báo tại Hà Nội.

Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 có các hoạt động, chương trình chính sẽ diễn ra liên tục trong 6 ngày đêm bao gồm: 9 sự kiện lớn diễn ra trong không gian biểu diễn chính ở khu di sản Hoàng cung Huế và các không gian cộng đồng ở ven hai bờ sông Hương và các tuyến đường trung tâm TP Huế.

Trong đó, nổi bật là chương trình khai mạc Tuần lễ Festival Huế 2024 vào lúc 20h ngày 7/6 khi lần đầu tiên tổ chức tại không gian điện Kiến Trung, mở màn cho chuỗi hoạt động sôi nổi của Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024.

Chương trình nghệ thuật là đêm hội âm thanh ánh sáng thể hiện sức sáng tạo trên nền tảng cốt lõi là các giá trị di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại trình chiếu laser, led matrix, hologram, 3D mapping.

6.jpg
Những tiết mục nghệ thuật độc đáo đọng lại tại Festival.

Sự kiện đáng quan tâm nữa là lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa”; chương trình biểu diễn của các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế tại các sân khấu cộng đồng ở Quảng trường Quốc Học và Công viên 3/2; chương trình âm nhạc “Đối thoại Trịnh Công Sơn - tình yêu tìm thấy” tại sân khấu Điện Kiến Trung (Đại nội Huế). Ngoài ra còn có lễ hội bia, lễ hội ánh sáng, lễ hội ẩm thực chay và lễ hội hoa đăng, ngày hội “Sóng nước Tam Giang”.

Đây là nơi hội tụ những chương trình biểu diễn hấp dẫn của các nghệ sĩ tiêu biểu trong nước và quốc tế, giới thiệu nghệ thuật ca múa nhạc cung đình và các làn điệu dân ca độc đáo; các chương trình nghệ thuật truyền thống và đương đại chất lượng cao của 8 quốc gia đến từ các châu lục diễn ra hằng đêm.

Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 cũng là nơi hội tụ những chương trình nghệ thuật truyền thống đặc sắc của các đoàn nghệ thuật quốc gia châu Á, như: Đoàn Vũ kịch Chiết Giang (Trung Quốc), Đoàn nghệ thuật Múa trống Kobugakudan URAKAJI của thành phố Okinawa (Nhật Bản); Đoàn nghệ thuật dân gian Sae nyuk, Hiệp hội Văn hóa và Nghệ thuật Hàn Quốc - chi hội Yangpyeong (Hàn Quốc)…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Khi tường có nấm mốc, trước tiên bạn dùng bàn chải đánh răng khô để chải sạch vết nấm mốc, sau đó lau nhẹ bằng vải mềm nhúng cồn. (Ảnh: ITN).

Mẹo hút ẩm tường nhà sau mưa bão

GD&TĐ - Sau những cơn ngày mưa kéo dài khiến sàn nhà, tường nhà ẩm ướt rất dễ lên mốc. Dưới đây là một số mẹo hút ẩm giúp bạn tiết kiệm tối đa ngân sách.

Lực lượng quân đội cùng các thầy, cô giáo Trường THPT Chân Mộng, huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) dọn dẹp trường lớp sau lũ. Ảnh: Minh Sơn

Mong đón trò sớm trở lại trường

GD&TĐ - Cùng với chính quyền, ngành Giáo dục các địa phương đang đẩy nhanh khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra để các trường học sớm ổn định dạy - học.

Số lượng sinh viên quốc tế tại Canada sẽ giảm từ tháng 10 năm nay.

Sinh viên quốc tế tại Canada giảm 45%

GD&TĐ - Theo ước tính của Hiệp hội các trường đại học Canada, số lượng sinh viên quốc tế gia nhập học kì mùa Thu năm 2024 sẽ giảm 45%.