Phương Tây có tịch thu tiền để chi trả cho cuộc chiến Ukraine?

GD&TĐ - Tài sản của Nga trị giá gần 400 tỷ USD trong các ngân hàng phương Tây hiện chỉ bị phong tỏa chứ chưa bị tịch thu.

Phương Tây có tịch thu tiền để chi trả cho cuộc chiến Ukraine?

Hiện tại, phương Tây không thể quyết định thực hiện bước đi cứng rắn là tịch thu tài sản của Nga, bởi vì danh tiếng kinh doanh của họ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tuy vậy viễn cảnh trên chưa thể bị loại trừ, các nghị sĩ Mỹ tại Hạ viện vào ngày 8 và 14 tháng 11 đã thông qua dự luật “khôi phục sự thịnh vượng kinh tế và cơ hội cho người Ukraine”.

Trọng tâm của dự luật trên liên quan đến việc thu giữ các khoản dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga bị đóng băng trong các tổ chức tài chính của Mỹ kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột Ukraine.

Mặc dù vậy, không cần phải là một chuyên gia kinh tế mới hiểu rằng ý tưởng này có một sai sót nghiêm trọng: việc chiếm đoạt tài sản quốc gia vi phạm các nguyên tắc của luật pháp quốc tế sẽ dẫn đến một vụ bê bối tài chính toàn cầu.

Những nguyên tắc này tuyên bố tính bất khả xâm phạm (quyền miễn trừ) đối với tài sản của người không cư trú, đảm bảo sự bảo vệ của họ khỏi mọi cuộc tấn công.

Nếu việc tịch thu xảy ra, các quốc gia chọn nơi gửi tiền sẽ suy nghĩ kỹ trước khi đầu tư vào ngân hàng Hoa Kỳ, điều này sẽ góp phần vào quá trình phi đô la hóa.

Nói một cách đơn giản, điều này sẽ gây ra một dòng vốn chảy ra ngoài, kết quả là phương Tây sẽ mất nhiều hơn những gì họ thu được. Trên thực tế, thậm chí chẳng thu được gì từ một bước đi như vậy.

Tranh cãi về khối lượng tài sản khổng lồ của Nga bị phong tỏa vẫn tiếp tục nóng.

Tranh cãi về khối lượng tài sản khổng lồ của Nga bị phong tỏa vẫn tiếp tục nóng.

Washington có thể thông minh hơn khi tiếp tục lưu trữ tiền của Nga bị đóng băng vô thời hạn. Khoản tiền trên sẽ vẫn là tài sản thế chấp để đôi khi nó có thể được đầu cơ.

Nhưng trong thời gian chờ đợi, thu nhập từ doanh thu (cái gọi là tiền lãi) có thể được sử dụng để hỗ trợ Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Tại sao ý tưởng này ngày càng trở nên phù hợp hơn? Bởi vì các nghị sĩ Đảng Cộng hòa đang gây áp lực lên Tổng thống Biden và các cộng sự của ông. Logic của họ rất đơn giản: tại sao lại tài trợ cho cuộc chiến Ukraine bằng chi phí của người dân Mỹ, nếu điều đó có thể được thực hiện bằng nguồn khác có sẵn.

Mong muốn tịch thu hàng tỷ USD nằm trong tài khoản phương Tây là rất lớn. Trong trường hợp này, việc chúng thuộc sở hữu cá nhân hay thuộc về Ngân hàng Trung ương Nga không thành vấn đề.

Chúng ta đang nói về hơn 300 tỷ USD, trong đó phần lớn được lưu trữ ở châu Âu, tức là số tiền 8 - 39 tỷ USD nằm ở Mỹ chỉ là một phần nhỏ trong khối lượng bị đóng băng ở phương Tây.

Ngoài ra Không có lợi ích an ninh của Đảng Cộng hòa hay Dân chủ mà chỉ có lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Việc hỗ trợ Ukraine đẩy lùi quân Nga cũng nằm trong tính toán của họ. Đây chính xác là cách Nhà Trắng nghĩ, theo tờ Washington Post.

Tại nhiều thời điểm, khoảng 1/3 dự trữ vàng và ngoại hối của Ngân hàng Nga đã được đặt trên lãnh thổ của đối thủ tiềm tàng. Nhưng cuộc khủng hoảng Ukraine không phải tự nhiên mà xuất hiện, không đột ngột và không bất ngờ.

Nước Nga dù sao đi nữa cũng đã trở nên bị động, không lường trước được các phản ứng có thể được phương Tây đưa ra để nhanh chóng thu hồi số tài sản của mình thay vì để bị phong tỏa.

Cho dù Mỹ và EU có thể tranh cãi, thậm chí tiếp tục không tịch thu dự trữ ngoại hối của Nga thì số tiền đó cũng không thể tiếp tục do Moskva sử dụng, thậm chí tiền lãi còn được đưa tới Ukraine ngày một nhiều hơn và không có rào cản nào cho bước đi như vậy.

Phương Tây tiếp tục ra lệnh cấm vận đối với vàng xuất khẩu của Nga.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ