Phòng ngừa bạo lực học đường ngay từ mỗi gia đình

GD&TĐ - Sáng 17/5 tại Hà Nội, diễn ra lễ kí kết thỏa thuận hợp tác giữa Bộ GD&ĐT và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam thực hiện sáng kiến "chấm dứt bạo lực thân thể trẻ em trong gia đình và trường học giai đoạn 2018-2022".

Phòng ngừa bạo lực học đường ngay từ mỗi gia đình

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa và bà Trần Thu Huyền- Trưởng đại diện Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam chủ trì lễ kí kết. Cùng dự còn có lãnh đạo các đơn vị chức năng của Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH, Bộ Công an, Bộ VHTTDL cùng nhiều cơ quan tổ chức trong nước và quốc tế.

Theo biên bản kí kết, Bộ GD&ĐT và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam sẽ hợp tác triển khai một số các nội dung, chương trình, hoạt động tại 14 tỉnh, thành phố. Sự hợp tác này tập trung đẩy mạnh giáo dục thay đổi hành vi cho giáo viên và HS, hướng đến xây dựng và duy trì một môi trường GD an toàn, lành mạnh, phi bạo lực.

Đánh giá cao nỗ lực của Tổ chức Tầm nhìn thế giới trong việc thực hiện sáng kiến chấm dứt bạo lực thân thể trẻ em trong gia đình và trường học, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh: Thỏa thuận hợp tác có vai trò quan trọng trong việc chấm dứt tình trạng bạo lực đối với trẻ em, qua đó góp phần đảm bảo an sinh cho trẻ em Việt Nam.

Bộ GD&ĐT và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam sẽ phối hợp đưa vào nhà trường những kiến thức, kĩ năng giúp GV và HS ngăn chặn bạo lực đối với trẻ em trong trường học. Hai bên sẽ phối hợp để giới thiệu phương pháp giáo dục tích cực cho đội ngũ GV. Đối với HS, giáo dục thay đổi hành vi sẽ được đặc biệt chú trọng để giúp các em nhận biết nguy cơ bạo lực, từ đó nâng cao khả năng xử lý tình huống và tự bảo vệ mình khỏi bạo lực.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cho biết: Thời gian qua, tình trạng bạo lực gia đình và bạo lực học đường vẫn xảy ra tại nhiều nơi và có diễn biến phức tạp. Điều này đã ảnh hưởng xấu đến thể chất, đến tinh thần của trẻ và ảnh hưởng đến môi trường GD. Bạo lực có tác hại vô cùng lớn đối với trẻ em, không chỉ ảnh hướng về thể chất, tinh thần mà còn ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của  trẻ.

Những trẻ bị bạo lực ở gia đình và ở trường học thì thường sẽ ảnh hưởng đến nhân cách và hành vi của trẻ. Có thể những đứa trẻ bị bạo lực sau này sẽ thành người gây bạo lực với người khác, gây tác hại lớn đối với xã hội. Vì vậy cần thực hiện nhiều giải pháp hơn nữa để chấm dứt tình trạng bạo lực với trẻ em, cần sự chung tay của nhiều tổ chức, nhiều lực lượng để thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống bạo lực.

Thỏa thuận được kí kết có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo môi trường cho trẻ từ gia đình đến nhà trường được an toàn, lành mạnh. Khi trẻ được sống, được học tập, rèn luyện, vui chơi trong môi trường gia đình, nhà trường an toàn lành mạnh thì trẻ sẽ phát triển toàn diện về phẩm chất năng lực, để trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Một số hình ảnh tại lễ kí kết:

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại lễ kí kết

Hai bên kí kết thỏa thuận hợp tác

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa và bà Trần Thu Huyền- Trưởng đại diện Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam chủ trì lễ kí kết

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa và bà Trần Thu Huyền- Trưởng đại diện Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam chủ trì lễ kí kết

Các đại biểu dự lễ kí kết

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại lễ kí kết

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ngoài thờ Kinh Dương Vương, trong đền còn thờ Lạc Long Quân và Âu Cơ với bức đại tự “Đại Nam tổ miếu”.

Tháng Ba, thăm lăng mộ Thủy tổ nước Nam

GD&TĐ - Mấy nghìn năm có lẻ, ở gò đất cao tụ khí làng Á Lữ, xã Đại Đồng (Bắc Ninh) đã lưu giữ linh hài của ông nội Vua Hùng, Thủy tổ nước Nam Kinh Dương Vương.
U23 Việt Nam được AFC ngợi khen sau chiến thắng ấn tượng trước Kuwait.

AFC khen ngợi tuyển U23 Việt Nam

GD&TĐ - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) đăng tải bài viết nhận xét về kết quả màn so tài giữa U23 Việt Nam và U23 Kuwait.