Phóng Bulava: Nga nói thành công, chuyên gia chỉ lỗi chết người

Trong khi Bộ Quốc phòng Nga nói vụ phóng Bulava hôm 27/9 đã thành công thì chuyên gia quân sự nước này lại phủ nhận và chỉ ra nguyên nhân thất bại.

Hai quả tên lửa Bulava được tàu ngầm Yury Dolgoruky phóng gần như đồng thời.
Hai quả tên lửa Bulava được tàu ngầm Yury Dolgoruky phóng gần như đồng thời.

Hãng Sputnik hôm 28/9 dẫn nguồn tin từ cơ quan báo chí của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, tàu ngầm hạt nhân Yury Dolgoruky đã bắn hai quả tên lửa Bulava từ Bạch Hải trúng vào các mục tiêu trên bãi thử nghiệm Kura ở Kamchatka trong cuộc thử nghiệm hôm 27/9.

Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng, các khối đầu đạn của quả tên lửa Bulava đầu tiên đã hoàn tất hành trình bay và bắn trúng các mục tiêu đề ra trên thao trường.

Trong khi đó, quả tên lửa thứ hai sau khi hoàn thành giai đoạn đầu tiên của chương trình bay, đã tự phá hủy theo thiết kế.

Dù Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố cuộc thử nghiệm này đã thành công tốt đẹp, tuy nhiên các tướng lĩnh trong quân đội Nga lại phủ nhận về vụ phóng được coi là thành công, cùng với đó họ đã có những phân tích nhằm tìm ra thất bại của lần phóng này.

Theo phân tích của Thiếu tướng Vladimir Dvorkin - Giám đốc Quan hệ quốc tế và kinh tế thế giới, thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, việc tên lửa tự hủy chỉ xảy ra khi bị mất ổn định đường bay, hoặc do động cơ bị hỏng.

Tuy nhiên, Tướng Vladimir Dvorkin khẳng định rằng thất bại này không nằm ở khâu thiết kế tên lửa mà là từ khâu sản xuất lắp ráp là có vấn đề.

Ông Dvorkin khẳng định: "Trong 1 quả tên lửa Bulava có rất nhiều linh kiện do hàng trăm doanh nghiệp khác nhau cung cấp và rất có thể, việc kiểm soát chất lượng những linh kiện này không đảm bảo.

Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi có những doanh nghiệp còn sản xuất linh kiện thay thế nhau, đây là vấn đề đang khiến Nga đau đầu".

Tuy nhiên, trái với nhận định của Tướng Dvorkin - Phó giám đốc Viện nghiên cứu chính trị - quân sự Alexander Khramchikhin lại cho rằng, Bulava là loại tên lửa không đáng tin cậy.

"Bulava là sản phẩm do Viện công nghệ nhiệt học Moscow (MIT) thiết kế - nơi chỉ thiết kế các loại tên lửa bắn từ đất liền (như Topol, Yars) còn tên lửa phóng từ tàu ngầm hoàn toàn xa lạ với họ" - Chuyên gia Alexander Khramchikhin nhận định.

Trước những phân tích những chuyên này, phòng truyền thông của MIT đã từ chối trả lời tờ Gazeta về nguyên nhân tên lửa Bulava bị phát nổ sau khi phóng.

Không những vậy, ông Lev Solomonov - Phó giám đốc của MIT đỗ lỗi này hoàn toàn do kíp thủy thủ vận hành tàu ngầm Yury Dolgoruky.

Dù nguyên nhân của thất bại trong lần phóng tên lửa Bulava hôm 27/9 chưa thực sự rõ ràng nhưng có một thực tến mà Bộ Quốc phòng Nga không thể phụ nhận đó là phong độ không ổn định của tên lửa này trong suốt quá trình thử nghiệm.

Tính đến nay, Hải quân Nga đã thực hiện tổng cộng khoảng trên 20 lần phóng với tên lửa Bulava, tuy nhiên đã có ít nhất khoảng 10 lần tên lửa không thể tiêu diệt mục tiêu hoặc phát nổ sau khi phóng.

Dòng tên lửa này được phát triển từ cuối những năm 1990 nhằm trang bị cho các tàu ngầm tấn công nguyên tử thuộc lớp Borei.

Dù không có thông tin chính thức nhưng theo giới truyền thông Nga tên lửa Bulava được Hải quân Nga đưa vào trang bị từ năm 2012.

Theo Đất Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ