Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Hậu Giang kết nối và khai thác hiệu quả giao thông

GD&TĐ - Sáng 12/12, Hậu Giang tổ chức công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tham dự hội nghị có Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cùng lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo UBND các tỉnh/thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tại hội nghị công bố, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ghi nhận và biểu dương những sự thay đổi của tỉnh Hậu Giang mang tính động lực rất lớn, nổi bật là tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách địa phương trong năm vừa qua.

Ngoài ra, Hậu Giang có đội ngũ cán bộ đã tiếp nối được truyền thống những người đi trước, đã khai thác được lợi thế và đâu đó đã có sự thay đổi, đột phá, đổi mới trong cách nghĩ, cách làm.

Phó Thủ tướng yêu cầu Hậu Giang khi thực hiện quy hoạch cần nghiêm túc, linh hoạt, đồng bộ cũng như đẩy mạnh quảng bá, tuyên truyền. Đồng thời phát huy thế mạnh, tiềm năng để yếu tố văn hóa làm động lực phát triển.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ghi nhận và biểu dương những sự thay đổi của tỉnh Hậu Giang

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ghi nhận và biểu dương những sự thay đổi của tỉnh Hậu Giang

"Con người ĐBSCL nói chung và Hậu Giang nói riêng "mạnh" về sự chân tình, ấm áp và hào sảng, làm hết ga và chơi hết mình”, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh.

Phó thủ tướng cho rằng "đường đi đến đâu thì giàu có đi đến đó", không phải địa phương nào cũng có hai cao tốc “gặp nhau”, do vậy việc nên làm đầu tiên của Hậu Giang là cần kết nối và khai thác hiệu quả hệ thống giao thông.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang lưu ý địa phương ngoài việc bám sát định hướng phát triển quy hoạch thì việc mới, việc khó cần có cách tiếp cận mới linh hoạt hơn. Ngoài ra, Hậu Giang cần quan tâm đến công tác phối hợp giữa địa phương với Trung ương, TP Cần Thơ và các tỉnh/thành ĐBSCL.

Lãnh đạo tỉnh Uỷ, UBND tỉnh Hậu Giang trao Giấy chứng nhận đầu tư các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh.
Lãnh đạo tỉnh Uỷ, UBND tỉnh Hậu Giang trao Giấy chứng nhận đầu tư các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh.

Cạnh đó, Phó Thủ tướng mong muốn tỉnh quan tâm hơn đến vấn đề thiếu cán bộ và đào tạo cán bộ theo góc rộng hơn, không đào tạo vì bằng cấp. Và người đứng đầu phải làm gương truyền cảm hứng cho mọi người, cho nhà đầu tư về các cơ chế, chính sách khi thực hiện đầu tư vào Hậu Giang.

Thông tin về quy hoạch tỉnh Hậu Giang, ông Đồng Văn Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Mục tiêu đến năm 2030, Hậu Giang trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng ĐBSCL; có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ; có các vùng động lực về kinh tế, công nghiệp, đô thị hiện đại.

Các giá trị văn hóa, lịch sử được bảo tồn và phát huy; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; người dân có cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc.

Ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang thông tin quy hoạch địa phương.

Ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang thông tin quy hoạch địa phương.

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân 8,7%/năm; GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt trên 150 triệu đồng/năm.

Tỷ trọng trong GRDP của khu vực nông, lâm, thủy sản khoảng 14%; khu vực công nghiệp - xây dựng khoảng 40%; khu vực dịch vụ khoảng 38%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm khoảng 8%.

Theo quy hoạch được duyệt, Hậu Giang sẽ thực hiện 5 đột phát chiến lược gồm: Một trung tâm; Hai tuyến hành lang kinh tế động lực; Ba trung tâm đô thị; Bốn trụ cột kinh tế; Năm nhiệm vụ trọng tâm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể những năm gần đây. Ảnh minh họa: INT

Tích hợp hệ thống năng lượng hỗn hợp

GD&TĐ - Kết hợp năng lượng mặt trời và gió giúp hệ thống điện ổn định hơn, hiệu suất cao hơn. Hệ thống phù hợp để ứng dụng vào điện mặt trời mái nhà.