Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng: Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tiếp thu, cầu thị, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội

GD&TĐ - Phát biểu kết thúc phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết, trong phiên họp đã có 17 vị đại biểu Quốc hội phát biểu, trong đó có 14 nữ đại biểu.

Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng:  Bộ trưởng Bộ GD&ĐT  tiếp thu, cầu thị,  giải trình ý kiến  đại biểu Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội đánh giá Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã rất tiếp thu, cầu thị, giải trình các ý kiến của các đại biểu Quốc hội, có lời như cam kết với Chính phủ cố gắng thực hiện tốt.

Cơ bản các vị đại biểu Quốc hội đều khẳng định việc thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội - Chính phủ, Bộ GD&ĐT, các ngành, các địa phương đã tích cực triển khai trong thực hiện các nhiệm vụ để đưa áp dụng Chương trình, SGK GD phổ thông mới theo yêu cầu như: Đã thông qua Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể làm căn cứ để xây dựng các chương trình môn học; đã xây dựng và triển khai Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, triển khai hướng dẫn giáo viên dạy học có kiểm tra, có đánh giá, có chuẩn bị cho việc đổi mới chương trình và có xây dựng đề án bảo đảm cơ sở vật chất. Các nội dung này đã được Chính phủ thông qua.

Tuy nhiên, các đại biểu Quốc hội cho rằng, do nhiều nguyên nhân có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan nên việc chuẩn bị cho việc đổi mới Chương trình, SGK mới còn chậm, chưa đảm bảo đúng lộ trình và tiến độ theo yêu cầu của Quốc hội, phần công việc cần triển khai trước khi áp dụng Chương trình, SGK mới trên phạm vi cả nước còn rất nhiều.

Vì vậy, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội đồng ý với đề nghị của Chính phủ về việc lùi thời gian triển khai Chương trình GD và SGK phổ thông mới theo Nghị quyết 88 là 1 năm, theo đó sẽ thực hiện từ năm 2019 - 2020, đồng thời các vị đại biểu Quốc hội cũng đều nhất trí cần có Nghị quyết về vấn đề này. Tuy nhiên cũng có ý kiến đề nghị nên lùi 2 năm hoặc 3 năm để chuẩn bị…

Để đảm bảo sự thận trọng và tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, chủ tọa phiên họp đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghiên cứu, chỉ đạo, hoàn thiện Dự thảo nghị quyết và sẽ gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội trước khi xin ý kiến biểu quyết thông qua. Kể cả nội dung có xin ý kiến lùi 1 năm, hay 2 năm, hay 3 năm về chương trình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Tiếp thêm sức mạnh

GD&TĐ - Hôm nay, 7/5, triệu triệu trái tim của người dân cả nước đều hướng về Điện Biên...