Phó Chủ tịch nước biểu dương ngành giáo dục

GD&TĐ - Ngày 10/12, Đoàn kiểm tra Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương đã có buổi làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi làm việc.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi làm việc.

Tham dự chương trình có Phó Chủ tịch nước kiêm Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương - Đặng Thị Ngọc Thịnh; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – Phùng Xuân Nhạ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Trưởng ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương -Trần Thị Hà.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch nước kiêm Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương - Đặng Thị Ngọc Thịnh đã biểu dương những kết quả đạt được của ngành giáo dục đào tạo trong năm 2019. Phó Chủ tịch nước đánh giá, đây là “những thành tựu rất quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của kinh tế - xã hội đất nước”.

Một trong những kết quả nổi bật là chất lượng giáo dục các cấp được nâng lên đáng kể, được xã hội công nhận. Cụ thể, chúng ta đã phổ cập được giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn với biểu hiện cụ thể là thành tích thi học sinh giỏi khu vực - quốc tế được nâng cao; kỳ thi THPT quốc gia đã có những cải tiến tích cực giúp giảm áp lực, chi phí cho học sinh, phụ huynh và xã hội; việc đổi mới chương trình - sách giáo khoa đã tiệm cận xu thế quốc tế. Cùng với các ban ngành, địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quan tâm đầu tư xây dựng và sửa chữa cơ sở vật chất trường học để khắc phục tình trạng thiếu trường, thiếu lớp khiến học sinh phải luân phiên học theo ca.

Trong giáo dục đại học, Việt Nam cũng đạt những thành tích đáng kích lệ, như trong năm 2019 có 2 trường đại học lọt tốp 1.000 trường đại học uy tín thế giới; 8 trường đại học có tên trong danh sách 500 trường tốt nhất châu Á. Ngành giáo dục và đào tạo đã tổ chức thành công nhiều cuộc thi trong nước và quốc tế, như Kỳ thi Olympic Toán học và Khoa học quốc tế IMSO 2019, tạo ấn tượng tốt cho bạn bè thế giới.

Về công tác thi đua khen thưởng, Phó Chủ tịch nước kiêm Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ươngĐặng Thị Ngọc Thịnh đánh giá caongành giáo dục đào tạo khi phát động và tổ chức thành công những phong trào thi đua thiết thực trong đội ngũ nhà giáo, học sinh sinh viên; có nhiều hình thức động viên, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể tiêu biểu có đóng góp cho sự phát triển của giáo dục đào tạo. Công tác thể chế, cải cách hành chính… trong giáo dục đào tạo cũng đạt được những tiến bộ đáng khích lệ.

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong những năm qua, ngành giáo dục đã đổi mới cơ bản trong việc xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn thi đua theo hướng sát thực tết, hướng về nhà giáo và người trực tiếp giảng dạy. Bộ tiêu chí thi đua đã được định hưỡng rõ ràng, công khai, có minh chứng, sản phẩm khi đánh giá… Đối với khối giáo dục đại học đã từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn đánh giá cơ sở giáo dục của khu vực và quốc tế.

Để khắc phục tình trạng chạy theo thành tích trong công tác thi đua, khen thưởng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rà soát các văn bản có thể dẫn vấn đề này để sửa đổi, bổ sung, thay thế. Các thủ tục hành chính trong công tác thi đua khen thưởng cũng được giảm bớt, đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực này. Việc tổ chức các cuộc thi, cuộc vận động được tinh giảm theo hướng thiết thực hơn.

Nhiều phong trào riêng của ngành giáo dục như “Dạy tốt, học tốt”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” đã phát huy được hiệu quả, lan tỏa nhiều ý tưởng mới trong công tác quản lý, dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và chất lượng đội ngũ trong toàn ngành.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh biểu dương kết quả ngành giáo dục đạt được trong năm 2019.
 Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh biểu dương kết quả ngành giáo dục đạt được trong năm 2019.

Phó Chủ tịch nước kiêm Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ươngĐặng Thị Ngọc Thịnh đề nghị ngành giáo dục tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được. Bên cạnh đó, ngành cần đặc biệt quan tâm và chỉ đạo sát sao, thực hiện hiệu quả một số vấn đề như: đổi mới chương trình – sách giáo khoa; đổi mới cách dạy và học theo hướng tiệm cận quốc tế; chú trọng giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh sinh viên; quan tâm, động viên học sinh sinh viên người dân tộc thiểu số và cán bộ giáo viên giảng dạy ở những khu vực khó khăn; quan tâm kết nối học sinh người nước ngoài; phát triển giáo trình giảng dạy tiếng Việt cho con em kiều bào Việt Nam đang sinh sống ở các quốc gia trên thế giới…

Cũng tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Nội vụ - Trưởng ban Thi đua khen thưởng Trung ương - Trần Thị Hà, đánh giá cao những đổi mới của ngành giáo dục đào tạo trong công tác thể chế; thi đua khen thưởng, tôn vinh những nhà giáo, học sinh sinh viên có đóng góp tích cực cho sự nghiệp giáo dục.

“Ngành giáo dục nói chung và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai rất bài bản các phong trào thi đua, đặc biệt những năm gần đây, các phong trào rất thiết thực”, Trưởng ban Thi đua khen thưởng Trung ương nói và chia sẻ với một số vướng mắc ngành gặp phải trong công tác thi đua khen thưởng khi chồng chéo trách nhiệm với địa phương.

Kiến nghị 3 vấn đề, trong đó, Trưởng ban Thi đua khen thưởng Trung ương - Trần Thị Hà đặc biệt đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường khen thưởng cho các cán bộ, giáo viên, học sinh sinh viên có phát minh, sáng chế được ứng dụng hiệu quả trong thực tế cuộc sống, nhằm thúc đẩy hơn nữa phong trào nghiên cứu, sáng chế khoa học giáo dục.

Cảm ơn sự ghi nhận tích cực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương,Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, sẽ tiếp thu những ý kiến góp ý để hoàn thiện và đẩy mạnh hơn nữa công tác thi đua khen thưởng trong toàn ngành. Để sự nghiệp giáo dục đào tạo phát triển, theo đó công tác thi đua khen thưởng của ngành cũng đạt được những kết quả tốt hơn, Bộ trưởng mong muốn các cấp ủy Đảng, Chính phủ tiếp tục quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ; các Bộ ngành liên quan và toàn xã hội đồng hành, chung tay góp sức và ủng hộ ngành giáo dục.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.