Thực trạng đáng lo ngại
Dữ liệu PSA cho thấy, trong số 13 chỉ số cần có để đạt mục tiêu phát triển GD của AmBisyon vào năm 2040, trình độ học vấn có tỷ lệ thiếu hụt cao nhất trong số các gia đình là 59,3% trong năm 2016 và 49,4% trong năm 2017. Điều này có nghĩa là 6 trong số 10 gia đình trong năm 2016 và 5 trong số 10 gia đình trong năm 2017 bị tước đoạt GD cơ bản.
Nói cách khác, 6 trong số 10 gia đình trong năm 2016 và 5 trong số 10 gia đình trong năm 2017 có ít nhất một thành viên trong gia đình từ 18 tuổi trở lên không hoàn thành GD cơ bản.
“Điều đó có nghĩa là những can thiệp mà chính phủ đang thực hiện để phát triển GD rõ ràng không có hiệu quả hay tác động gì” - Tổng cơ quan thống kê và Tổng cơ quan đăng ký dân sự Philippines, Lisa Grace S. Bersales, nói với BusinessMirror trong một cuộc phỏng vấn - “Sự tác động vẫn cần phải được đánh giá. Có vẻ như đã có một số chậm trễ khiến sự can thiệp của chính phủ không phát huy được hiệu quả”.
Bắt đầu từ những yêu cầu cơ bản nhất
Để đáp ứng chiến lược phát triển AmBisyon Natin vào năm 2040, chính phủ quốc gia đã đặt ra các mục tiêu GD, không chỉ tập trung vào GD ĐH mà còn chú trọng vào tiểu học và trung học.
Dựa trên AmBisyon, người Philippines muốn học các khóa học liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như khoa học GD-ĐT giáo viên (16,5% của mục tiêu phát triển GD); quản trị kinh doanh (12,7%); công nghệ thông tin liên quan (11,6%) và du lịch, khách sạn. Danh sách này cũng bao gồm các ngành, chẳng hạn như kỹ thuật và công nghệ (10%); luật và luật học (10%); ngành công nghiệp y tế và đồng minh (6,9%); thương mại, thủ công và công nghiệp (6,7%) và hàng hải (4,8%).
Để có thể đáp ứng được những điều này, chính phủ đã thông qua Kế hoạch Phát triển Philippines năm 2017 đến năm 2022 (PDP), xác định một số mục tiêu và chiến lược GD cơ bản. Cụ thể, chính phủ đặt mục tiêu tăng khả năng đọc viết cho lớp mẫu giáo lên 95%, từ 74,65% theo cơ sở sử dụng dữ liệu năm 2015; tiểu học 95%, từ đường cơ sở 91,05%; THCS 75,44%, từ mức cơ sở 68,15% .
Chức năng đọc viết, theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, không chỉ là có khả năng đọc và viết. Kỹ năng đọc viết có nghĩa là kỹ năng đọc viết và tính toán kết hợp. Đây là một phần của mục tiêu học tập suốt đời - được bao gồm trong các Mục tiêu Phát triển Bền vững.
Theo một blog của UNESCO được viết bởi Luis Crouch, Giám đốc kỹ thuật của Nhóm Phát triển Quốc tế và Silvia Montoya, Giám đốc Viện Thống kê UNESCO, cho biết: “Trong khi chức năng đọc viết và tính toán sẽ có nghĩa là những thứ khác nhau ở các quốc gia khác nhau và các tổ chức khác nhau, quan điểm của chúng tôi là cả hai đều liên quan đến phát triển kỹ năng”.
Điều này cũng có nghĩa là phát triển kỹ năng đọc viết và tính toán là giúp HS làm chủ các kỹ năng cơ bản. Để đạt được mục đích này, chính phủ đặt mục tiêu tăng tỷ lệ HS tiểu học đạt được hoặc ít nhất tiệm cận việc làm chủ các kỹ năng cơ bản lên 74,39% từ 63,93%; THCS lên 20% từ 14,37%. Ngược lại, cũng có mục tiêu giảm tỷ lệ HS chưa đạt xuống mức 10% so với 14,88% cho trường THCS .
Kế hoạch dài hơi
Ngoài chức năng đọc viết, chính phủ Philippines cũng đặt mục tiêu tăng tỷ lệ hoàn thành cho GD cơ bản. Đối với GD tiểu học, chính phủ đặt mục tiêu tăng tỷ lệ này lên 90% từ 83,43%; đối với trường THCS là 78,48%.
“Học tập suốt đời sẽ được theo đuổi để đạt được cả mục tiêu cá nhân và quốc gia. Người dân Philippines sẽ được trang bị các kỹ năng của thế kỷ 21 để tham gia vào các nghề nghiệp có ý nghĩa và bổ ích trong thế giới luôn thay đổi và không ngừng đòi hỏi chuyển đổi về kỹ năng làm việc ngày nay”, PDP nêu rõ.
Để đạt được những mục tiêu GD cơ bản này, chính phủ Philippines đặt mục tiêu tăng cường các chương trình chăm sóc và phát triển trẻ thơ, nhằm chuẩn bị đầy đủ cho GD cơ bản và thúc đẩy việc thực hiện đầy đủ GD cho trẻ từ mầm non đến THCS (tính mốc đến 12 tuổi).
Danh sách can thiệp cũng bao gồm tăng cường các chương trình mở rộng, chẳng hạn như đảm bảo rằng những người học có nhu cầu đặc biệt, người dân bản địa, trẻ em ngoài nhà trường và thanh thiếu niên được cung cấp các biện pháp can thiệp GD thích hợp.
Chính phủ cũng đặt ra các mục tiêu phát triển và cải thiện các can thiệp để giữ trẻ em ở trường, chẳng hạn như các chương trình bữa ăn học đường, các chương trình tư vấn, các lớp học khắc phục hậu quả và môi trường học tập thuận lợi. Bên cạnh đó là mục tiêu đặt ra về tiếp tục đổi mới hoạt động ngoại khóa, tập trung vào văn hóa và nghệ thuật, phòng chống lạm dụng ma túy, sức khỏe sinh sản, giới tính, môi trường, giảm thiểu rủi ro và quản lý, và biến đổi khí hậu.
Để nâng cao năng lực giáo viên, chính phủ có kế hoạch triển khai một chương trình đào tạo dịch vụ theo nhu cầu, chương trình cố vấn, các nhóm hành động học tập, hội thảo, đào tạo có tổ chức, học tập và thảo luận trực tuyến… Theo Bersales, các can thiệp của chính phủ cũng bao gồm Chương trình Pilawal
Pamilyang Pilipino nhằm cung cấp kinh phí ưu đãi có điều kiện (CCTs) cho các gia đình giữ con cái của họ ở trường.
CCTs giúp những nỗ lực để thực hiện quyền được theo học bắt buộc trong hệ thống GD cơ bản, bổ sung thêm hai năm nữa trong những năm học cơ bản của trẻ em. CCTs bắt đầu với 284.000 hộ gia đình hưởng lợi trong năm 2008. Đến năm 2015, các đối tượng hưởng lợi đạt 4,1 triệu hộ gia đình. Về dân số, số lượng người thụ hưởng đã tăng từ 662.000 trẻ em từ 0 đến 18 tuổi trong năm 2008 lên 10,2 triệu người trong năm 2015. Hiện nay, chương trình bao gồm khoảng 79% hộ nghèo có thu nhập thấp hơn số tiền cần thiết cho nhu yếu phẩm cơ bản.
CCTs kéo dài khoản trợ cấp y tế (quanh năm) ở mức 500 P (Peso Philippines - đơn vị tiền tệ Philippines) mỗi tháng và khoản trợ cấp GD ở mức P300 cho mỗi đứa trẻ trong 10 tháng mỗi năm cho một hộ gia đình tham gia chương trình.