Philippines cần hơn 10 năm để phục hồi kinh tế, số trẻ em mắc Covid-19 ở Malaysia tăng mạnh

GD&TĐ - Theo Worldometer, thế giới có 234.518.126 ca mắc Covid-19, gồm 478.233 ca mới. Số ca tử vong là 4.796.171 ca, gồm 7.576 ca mới. Tổng số ca hồi phục là hơn 211 triệu ca.

Philipines đã có hơn 2,5 triệu người mắc Covid-19.
Philipines đã có hơn 2,5 triệu người mắc Covid-19.

Tại Philippines, một quan chức cho biết nền kinh tế nước này sẽ mất hơn một thập kỷ để trở lại đà tăng trưởng trước đại dịch. Ông cũng cảnh báo 2 thế hệ tiếp theo của người Philippines sẽ phải trả giá vì Covid-19. Các biện pháp hạn chế chống dịch đã khiến nền kinh tế Philippines bị phá hủy, hàng triệu người mất việc làm và nhiều gia đình rơi vào nghèo đói.

Theo Bộ trưởng Kế hoạch Kinh tế Karl Kendrick Chua, “tổng chi phí lâu dài của chúng tôi đối với Covid-19 và việc kiểm dịch cho cả xã hội hiện tại và tương lai – nghĩa là cho con, cháu chúng ta – sẽ lên tới 41,4 nghìn tỷ đồng (tương đương 810 tỷ USD).

Con số trên cao hơn gấp 2 tổng sản phẩm quốc nội của Philippines vào năm 2020 mà Ngân hàng thế giới ước tính là 361,5 tỷ USD.

Ông Chua cho biết, gần 70% nền kinh tế, bao gồm 23,3 triệu công nhân, vẫn bị hạn chế do “kiểm dịch cao độ”. Philippines đã ghi nhận hơn 2,5 triệu ca mắc trong đó có hơn 38.000 ca tử vong vì Covid-19.

Tại Malaysia, Bộ trưởng Y tế Khairy Jamaluddin cho biết hơn 400.000 ca mắc Covid-19 liên quan đến người dưới 18 tuổi đã được báo cáo trong năm nay. Con số này cao hơn nhiều so với khoảng 12.000 ca ghi nhận trong năm ngoái. Số ca tử vong ở người trong nhóm tuổi này năm nay là 67, tăng mạnh so với năm ngoái là 6 ca.

Trẻ em và thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi ở Malaysia bắt đầu được tiêm phòng Covid-19 vào ngày 20/9. Chính phủ đặt mục tiêu tiêm chủng cho 80% trong số đó trước khi các trường học mở cửa trở lại vào năm 2022.

Ngoài ra, Malaysia cho biết sẽ bắt buộc tất cả nhân viên chính phủ liên bang phải tiêm vắc xin Covid-19, chỉ loại trừ người có vấn đề về sức khỏe không thể tiêm được. Quốc gia này đang đặt mục tiêu tiêm chủng cho 80% dân số vào cuối năm nay.

Hôm qua, Malaysia ghi nhận 12.735 ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca mắc lên hơn 2,2 triệu. Hơn 26.000 người đã tử vong vì đại dịch.

Tại Campuchia, số ca mắc Covid-19 mới hôm qua ghi nhận là 978 ca – cao nhất kể từ 15/7. Số ca tử vong mới ghi nhận hôm qua là 17 ca, nâng tổng số ca tử vong lên 2.319 ca.

Hiện quốc gia này có tổng số ca mắc là 112.651 ca. Số ca đang được điều trị tăng lên tới 7.498 ca, gây áp lực ngày càng tăng cho hệ thống y tế công vốn đã mỏng manh.

Hy Lạp sẽ áp đặt lệnh giới nghiêm vào ban đêm và cấm âm nhạc tại các quán bar, quán cà phê và nhà hàng ở Thessaloniki – thành phố lớn thứ 2 của nước này sau sự gia tăng số ca mắc Covid-19. Tình trạng bệnh dịch đã ổn định trên khắp cả nước nhưng số ca mắc đã tăng lên ở miền bắc Hy Lạp.

Hôm qua nước này báo cáo 2.232 ca mắc và 33 ca tử vong mới vào hôm qua, nâng tổng số ca mắc lên 655.767 ca và số ca tử vong lên 14.828 người. Hiện tại, quốc gia 11 triệu dân này đã có 58% dân số được tiêm chủng đầy đủ.

Theo CNA/Worldometer

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thân cây thanh long là nguồn phụ phẩm nông nghiệp có thể được tận dụng tạo than sinh học xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong nước.

Than sinh học từ thân cây thanh long

GD&TĐ - Nhóm các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu, biến cành cây thanh long thành than sinh học, để xử lý crom trong nước giúp bảo vệ môi trường...

Nghệ nhân Phạm Ngọc Toàn dành hơn nửa cuộc đời gắn bó với nghề khắc dấu gỗ thủ công trên phố Hàng Quạt.

Giữ nghề khắc con dấu thủ công

GD&TĐ - Ở một góc nhỏ của phố Hàng Quạt, người nghệ nhân già vẫn lặng lẽ khắc từng con dấu gỗ, âm thầm gìn giữ nét đặc trưng của nghề truyền thống.