Phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ -Theo Trần Tuấn Anh - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Nghị quyết Trung ương 5 khoá XIII xác định ngân sách đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021 - 2030 sẽ được tăng ít nhất gấp 2 lần so với giai đoạn 2011 – 2020.

Ông Trần Tuấn Anh - Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương trình bày chuyên đề: "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"
Ông Trần Tuấn Anh - Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương trình bày chuyên đề: "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"

Sáng 21/7, tại Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đã trình bày chuyên đề giới thiệu về Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (Nghị quyết 19) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết gồm 5 phần: Tình hình; Quan điểm; Mục tiêu, tầm nhìn; Nhiệm vụ, giải pháp; và Tổ chức thực hiện.

Theo ông Trần Tuấn Anh, Nghị quyết 19 đề ra 5 quan điểm phát triển theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh và nhấn mạnh mục tiêu tổng quát là: Nông dân và cư dân nông thôn có trình độ, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, quy mô sản xuất hàng hóa nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nông thôn phát triển toàn diện, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, môi trường sống an toàn, lành mạnh, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; tổ chức đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.

Toàn cảnh hội nghị

Toàn cảnh hội nghị

Nhấn mạnh về 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm mà Nghị quyết 19 đề ra, ông Trần Tuấn Anh - trao đổi: Nhóm thứ nhất về nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn.

Đây là điểm mới của Nghị quyết, nhấn mạnh vai trò chủ thể của nông dân và là nhóm giải pháp quan trọng hàng đầu, có tính quyết định đến sự thành công trong tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Nhóm thứ hai, về phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng.

Nhóm thứ ba, phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn.

Nhóm thứ tư, về xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hóa, Nghị quyết đặt ra nhiệm vụ, giải pháp xây dựng nông thôn mới với các yêu cầu cao hơn: Xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện, bền vững gắn với đô thị hoá, bảo đảm thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả, vì lợi ích của người dân.

Nhắc tới nhóm nhiệm vụ, giải pháp thứ năm về hoàn thiện thể chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ông Trần Tuấn Anh – nhấn mạnh, Nghị quyết đưa ra các nhiệm vụ giải, pháp trọng tâm đối với hoàn thiện chính sách, pháp luật về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; phát triển thị trường tài chính, tín dụng vi mô, các sản phẩm dịch vụ tài chính mới.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật đất đai bảo đảm quản lý, sử dụng bền vững, hiệu quả đất nông nghiệp, thúc đẩy tích tụ, tập trung, sử dụng linh hoạt, hiệu quả đất lúa.

Tăng đầu tư ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 cho nông nghiệp, nông thôn ít nhất gấp 2 lần giai đoạn 2011 - 2020. Có cơ chế điều tiết, phân bổ ngân sách bảo đảm hài hoà lợi ích giữa các địa phương có diện tích đất trồng lúa, đất rừng lớn với các địa phương khác; hỗ trợ nâng cao đời sống của người trồng lúa, trồng rừng...

Các đại biểu tham dự hội nghị

Các đại biểu tham dự hội nghị

Nhóm thứ sáu, về tạo đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; đào tạo nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời gian sắp tới.

Theo ông Trần Tuấn Anh, Nghị quyết đưa ra nhiều nội dung mới, trong đó yêu cầu tạo đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực để thực sự trở thành động lực phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Hỗ trợ thành lập các vườn ươm công nghệ, trung tâm khởi nghiệp, quỹ đầu tư đổi mới sáng tạo, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn.

Đổi mới toàn diện hình thức tổ chức và nội dung đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, nhất là lao động trẻ, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Nhóm thứ bảy, về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai. Nghị quyết nêu rõ, bảo đảm an ninh, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, bền vững nguồn nước. Khuyến khích phát triển nông nghiệp tuần hoàn, tái sử dụng phụ phẩm, áp dụng công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện môi trường...

Nhóm thứ tám, về chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường, thu hút nguồn lực và đẩy mạnh chuyển giao khoa học - công nghệ. Đây là nhóm nhiệm vụ, giải pháp mới được bổ sung thêm so với Nghị quyết 26, trong đó đặt ra các yêu cầu lớn đối với phát triển thị trường; huy động, sử dụng vốn, khoa học - công nghệ và hợp tác quốc tế.

Nhóm thứ chín, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp ở nông thôn. Nghị quyết đặt ra yêu cầu đối với cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...