Phát triển kinh tế số từ giáo dục và đào tạo

GD&TĐ - Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, doanh nghiệp và cách thức giao tiếp hàng ngày trên toàn thế giới.

Chương trình đào tạo nghề online được Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội phát triển và đưa vào ứng dụng.
Chương trình đào tạo nghề online được Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội phát triển và đưa vào ứng dụng.

Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số ngày càng có tác động sâu rộng hơn đối với các nền kinh tế. Tại Việt Nam, chuyển đổi số đang được thúc đẩy mạnh mẽ trong đó ưu tiên lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhằm phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế.

Tăng khả năng thích ứng cho người lao động

Việc chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo được xem là giải pháp cốt lõi để tăng khả năng thích ứng của người lao động trong thế giới việc làm đang thay đổi và giúp cho tăng trưởng GDP bền vững. Đây là nhận định của ông Sebastian Paust, Tham tán phụ trách phát triển, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam.

Ước tính của Ngân hàng trung ương châu Âu cho biết dịch Covid-19 và chuyển đổi số sẽ làm mất khoảng 85 triệu việc làm ở các nước đang phát triển, tuy nhiên nó cũng tạo ra tới 97 triệu việc làm mới trong khu vực các nước giành chiến thắng dịch Covid-19 và chuyển đổi số thành công.

Theo ông Sebastian Paust, Việt Nam được coi là “nhà vô địch” trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19. Đây là điểm tích cực và thành công trong chính sách về phản ứng y tế của Chính phủ và người dân. Tận dụng cơ hội trong chuyển đổi số đang đòi hỏi nhiều hơn ở lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đặt ra yêu cầu đổi mới về phương pháp giảng dạy, đào tạo cũng như các tiêu chuẩn nghề nghiệp phải được điều chỉnh để tăng khả năng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của việc làm.

Ông Trương Anh Dũng – Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết, đã có sự nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp, và đang tích cực chuẩn bị cho quá trình này. Đây là một lĩnh vực khá mới mẻ và khó khăn, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã triển khai nhiều hoạt động như: Xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho chuyển đổi số; triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành hệ thống; xây dựng hệ thống thông tin, quản lý dữ liệu giáo dục nghề nghiệp thông suốt từ Tổng cục đến các Sở LĐ-TB&XH... Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành văn bản hướng dẫn, quy định về đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa trình độ cao đẳng, trung cấp. 

Đến nay, đã có hơn 60% các trường cao đẳng ứng dụng CNTT vào các hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn. Tập trung triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển GDNN, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, tăng cường chuyển đổi số và đào tạo trực tuyến. Bảo đảm cho người học có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng số, kỹ năng mềm, khởi nghiệp và ngoại ngữ, thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động.

Nền tảng đào tạo công nghệ số

Kinh tế số đã trở thành tất yếu đối với tất cả các quốc gia, ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia số, kinh tế số sẽ chiếm khoảng 20% tỷ trọng GDP, năng suất lao động bình quân sẽ tăng trên 7%/năm, và lọt vào nhóm 35 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo...

Theo ông Nguyễn Hữu Hạnh – Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT, chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên công nghệ số. Giáo dục và đào tạo là một lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số, trong đó sẽ tập trung vào việc phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số vào công tác quản lý, giảng dạy và học tập; phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa. 

Mục tiêu của đề án đào tạo kỹ năng phát triển nhân lực số từ nay đến năm 2025 sẽ đào tạo được 5.000 sinh viên chuyên ngành về chuyển đổi số; mỗi năm sẽ đào tạo được 1.000 chuyên gia về chuyển đổi số. 60% sinh viên ra trường đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT và chuyển đổi số cơ bản. 60% giáo viên được đào tạo kỹ năng giảng dạy trực tuyến các môn học về tin học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, công nghệ kỹ thuật và nghệ thuật. 50% số cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông có môn học kỹ năng số, công nghệ số, giáo dục STEM/STEAM…

Nhiệm vụ của đề án sẽ đào tạo kỹ năng chuyển đổi số, kỹ năng số trong các cơ quan Nhà nước. Doanh nghiệp đào tạo kỹ năng chuyển đổi số, kỹ năng số cho người lao động. Giáo dục kiến thức đào tạo kỹ năng số trong các cơ sở giáo dục.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.