Phát ngôn viên chính phủ Đức bình luận về vụ nổ tại các sân bay Nga

GD&TĐ - Ngày 7/12, người phát ngôn của chính phủ Đức biết Kiev không cần phải giới hạn cuộc xung đột trong lãnh thổ Ukraine.

Lực lượng an ninh bên ngoài một tòa nhà dân cư bị hư hại do pháo kích của Ukraine ở Belgorod, Nga, ngày 13/ 10/2022. Ảnh: Sputnik
Lực lượng an ninh bên ngoài một tòa nhà dân cư bị hư hại do pháo kích của Ukraine ở Belgorod, Nga, ngày 13/ 10/2022. Ảnh: Sputnik

Ukraine có quyền tự vệ theo Điều 51 của Hiến chương Liên Hợp Quốc và không bắt buộc phải giới hạn các nỗ lực phòng thủ trong lãnh thổ của mình – phát ngôn viên chính phủ Đức Steffen Hebestreit nói với báo giới khi được yêu cầu bình luận về vụ nổ tại các sân bay Nga.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, 2 sân bay máy bay ném bom chiến lược ở vùng Ryazan và Saratov của Nga bị máy bay không người lái tấn công vào sáng 5/12. Sự việc khiến 3 quân nhân thiệt mạng, một số người khác bị thương và 2 máy bay bị hư hại nhẹ. Tuy nhiên, nó không làm gián đoạn cuộc tấn công đã lên kế hoạch của Nga nhằm vào hậu cần quân đội Ukraine cuối ngày hôm đó.

Cuộc tấn công trên diễn ra cùng ngày với những tiết lộ rằng Hoa Kỳ đã sửa đổi các bệ phóng tên lửa HIMARS để Ukraine không thể sử dụng chúng cho các tên lửa tầm xa hơn. Nguyên nhân được cho là vì Nhà Trắng muốn tránh leo thang với Điện Kremlin.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken nói với báo giới hôm 6/12 rằng Washington “không khuyến khích cũng như không tạo điều kiện cho Ukraine tấn công bên trong lãnh thổ Nga”, mà thay vào đó cung cấp cho họ “thiết bị mà họ cần để tự vệ”.

Moscow đã nhiều lần cảnh báo Mỹ và NATO rằng việc cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine có nguy cơ vượt qua “lằn ranh đỏ” của Nga và lôi kéo họ trực tiếp vào cuộc xung đột. Washington và các đồng minh khẳng định họ không tham gia vào các hành động thù địch, nhưng vẫn tiếp tục vũ trang cho Kiev.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã cam kết đầu tư nhiều hơn nữa vào quân đội của mình, để Berlin có thể trở thành “người bảo đảm an ninh châu Âu mà các đồng minh của chúng tôi mong đợi với vai trò là một người xây dựng cầu nối trong Liên minh châu Âu”. Tuy nhiên, truyền thông Đức lưu ý rằng phải đến năm 2026, nước này mới đạt được mục tiêu do NATO đặt ra là chi 2% GDP cho lực lượng vũ trang.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.